NGUỒN GỐC VÀ CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN BỆNH NHIỄM TRÙNG

Một phần của tài liệu Tài liệu PHẦN I: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT HỌC doc (Trang 82 - 83)

1. Nguồn truyền bệnh

Bao gồm bên ngoài và bên trong cơ thể. 1.1. Nguồn gốc bên ngoài

- Môi trường truyền cho người: một số vi sinh vật gây bệnh ở trong đất có nha bào tồn tại lâu, có thể gây bệnh cho người.

- Người truyền cho người: chiếm đa số, bao gồm người bệnh và người lành mang trùng. Người bệnh từ trước lúc thấy rõ triệu chứng cho đến sau khi khỏi bệnh một thời gian vẫn còn mang vi khuẩn.

- Động vật truyền sang cho người: nhiều bệnh truyền nhiễm do động vật truyền sang cho người: bệnh dịch hạch (chuột), bệnh dại (chó)...

1.2. Nguồn gốc bên trong

Có một số vi sinh vật bình thường sống ở da, niêm mạc hay các ổ tự nhiên (khuẩn chí bình thường). Lúc có yếu tố thuận lợi: cơ thể suy yếu, sử dụng kháng sinh... chúng phát triển mạnh mẽ và gây nên bệnh, ví dụ : E.coli từ đại tràng đến đường tiết niệu thì gây bệnh.

2. Phương thức truyền bệnh

2.1. Truyền bệnh do tiếp xúc

Người khỏe tiếp xúc với người ốm hay động vật ốm qua các hình thức cọ xát, giao hợp, bú, liếm, cắn, qua nhau thai, qua sử dụng đồ đạc, dụng cụ đã nhiễm vi sinh vật hay dụng cụ y tế, thuốc, máu, huyết thanh của người bệnh hay người lành mang trùng nhiễm vi sinh vật. 2.2. Truyền bệnh qua ăn uống

Đa số bệnh đuờng ruột lây truyền do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn do người bệnh hoặc người lành mang trùng bài tiết ra như tả, lỵ, thương hàn, bại liệt... qua môi giới nước, ruồi nhặng, gián, tay chân bẩn...

2.3. Truyền bệnh do côn trùng tiết túc

Đa số các bệnh nhiễm trùng theo đường máu do côn trùng tiết túc truyền bệnh như muỗi, rận, bọ chét...

3. Đối tượng truyền bệnh

Đối tượng truyền bệnh là cơ thể cảm nhiễm. Khi có nguồn bệnh và đường lây truyền thích hợp nhưng nếu không có cơ thể cảm nhiễm thì không thể phát sinh bệnh. Do đó cơ thể cảm nhiễm là khâu quan trọng trong quá trình lây truyền của bệnh nhiễm trùng. Cơ thể cảm nhiễm là những đối tượng vì lý do dinh dưỡng, bệnh tật... mà khả năng đề kháng (bao gồm miễn dịch thụ động, miễn dịch không đặc hiệu và cả miễn dịch chủ động đặc hiệu) đều bị suy giảm và như vậy khi gặp vi sinh vật xâm nhiễm thì dễ dàng mắc bệnh nhiễm trùng. Cơ thể cảm nhiễm thường gặp là trẻ em, người già, người mắc các bệnh mãn tính, phụ nữ có thai...

NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆNMục tiêu học tập Mục tiêu học tập

1. Nêu được định nghĩa thế nào là nhiễm trùng bệnh viện

2. Mô tả được tầm quan trọng của NTBV, các VSV gây nhiễm trùng, ổ chứa, phương thức lây truyền, và các yếu tố ảnh hưởng đến NTBV

3. Trình bày được các NTBV thường gặp

Một phần của tài liệu Tài liệu PHẦN I: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT HỌC doc (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)