KHÁNG NGUYÊN CỦA VIRUS

Một phần của tài liệu Tài liệu PHẦN I: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT HỌC doc (Trang 55 - 57)

Các kháng nguyên của virus được chia ra làm 2 loại: các kháng nguyên hòa tan và các kháng nguyên là thành phần cấu tạo hạt virus.

1. Các kháng nguyên hòa tan

Đó là những kháng nguyên thu được từ nuôi cấy tế bào nhiễm virus sau khi đã loại bỏ virus và các thành phần của tế bào. Các kháng nguyên này có thể là các enzyme của virus, những thành phần cấu tạo mà virus đã tổng hợp thừa trong quá trình nhân lên. Các kháng nguyên này ít có ý nghĩa thực tế.

2. Các kháng nguyên hạt virus

Mọi virus đều có 2 thành phần cấu tạo cơ bản là axit nucleic và capsid. Một số virus còn có vỏ ngoài (envelope).

2.1. Kháng nguyên nucleoprotein

Là phức hợp kháng nguyên tạo nên bởi axit nucleic và protein. Ở virus cúm, ribonucleoprotein là kháng nguyên đặc hiệu type.

2.2. Kháng nguyên của capsid

Là kháng nguyên quan trọng và mạnh nhất của virus vì capsid chứa phần lớn protein của virus . Nó có thể là kháng nguyên riêng biệt hoặc gắn với nucleoprotein thành một kháng nguyên phức hợp. Vỏ protein gây nên trong cơ thể những kháng thể trung hòa đảm bảo miễn dịch đặc hiệu chống lại virus. Kháng nguyên này đóng vai trò quan trọng trong phân loại các virus không có vỏ ngoài (envelope).

2.3. Kháng nguyên của vỏ ngoài (envelope)

Bàn chất hoá học của vỏ ngoài thường là lipoprotein, ở một số virus là glycoprotein. Trên vỏ thường chứa các kháng nguyên đặc hiệu như yếu tố gây ngưng kết hồng cầu hoặc neuraminidase, kháng nguyên ngưng kết hồng cầu giúp ích nhiều cho việc phát hiện và chẩn đoán virus.

SỰ ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ CHỐNG LẠI CÁC VI SINH VẬT GÂY BỆNH CÁC VI SINH VẬT GÂY BỆNH

Mục tiêu học tập

Trình bày được các cơ chế bảo vệ không đặc hiệu và đặc hiệu của cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh.

Cơ thể con người phải đối phó rất nhiều loài vi sinh vật. Chúng khác nhau về cấu trúc, thành phần hóa học, cách xâm nhiễm cũng như hoạt động ở trong cơ thể con người. Cơ chế bảo vệ không đặc hiệu được huy động đầu tiên để ngăn cản vi sinh vật xâm nhập cơ thể hoặc giảm số lượng cũng như khả năng gây nhiễm của chúng. Trong quá trình chống vi sinh vật có sự phối hợp chặt chẽ của cơ chế bảo vệ không đặc hiệu với cơ chế bảo vệ đặc hiệu cũng như cơ chế miễn dịch thể dịch và cơ chế miễn dịch tế bào.

Một phần của tài liệu Tài liệu PHẦN I: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT HỌC doc (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)