3.4.1 Nguyên lý hoạt động
Động cơ diesel lai máy phát điện. Máy phát điện cung cấp điện cho mơ tơ điện lai chân vịt đẩy tàu.
3.4.2 Đặc điểm
- Khơng cần nhiều hệ trục dài.
- Động cơ đặt tùy ý thích hợp với buồng máy. - Tình hình hoạt động cao, năng lực dự trữ lớn - Đảo chiều quay chân vịt đơn giản
- Thao tác nhanh, điều khiển từ xa dễ dàng - Động cơ ổn định vịng quay, cĩ thể một chiều. - Trang trí phức tạp : tính kinh tế thấp, giá thành cao
- Yêu cầu kỹ thuật cao, chỉ dùng cho các tàu chuyên dùng đặc biệt như: tàu quân sự, phá băng, tàu lại... cần tính cơ động cao.
Hình 3.13 Sơ đồ hệ động lực truyền động điện lai chân vịt
1.Máy phát điện ; 2.Bảng điện chính ; 3.Động cơ điện lai chân vịt ;
CHƯƠNG 4
DAO ĐỘNG CỦA HỆ TRỤC 4.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI 4.1.1 Khái niệm chung
- Dao động là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên và kỹ thuật, là một lĩnh vực trong cơ học máy, nghiên cứu trạng thái động lực học của hệ cơ học.
- Dao động đem lại nhiều ứng dụng trong kỹ thuật. Dao động điện tử, trong cơng nghệ chế tạo máy mĩc, xây dựng....
- Dao động cũng gây ra nhiều trở ngại, tổn thất cho sản xuất
Đối với hệ trục tàu thủy, dao động cản trở sự làm việc bình thường của thiết bị ảnh hưởng lớn đến tinh thần và thể lực người khai thác thậm chí gây ra cộng hưởng làm gãy trục, phá hoại động cơ, gây tai nạn.
Để ngăn ngừa dao động, phải cĩ thiết bị khử chấn, giảm rung, tính tốn thiết kế hợp lý các thiết bị, khai thác hợp lý.
4.1.2 Phân loại dao động hệ trục -Dao động ngang của hệ trục -Dao động xoắn của hệ trục . -Dao động dọc hệ trục
4.1.3 Khái niệm tần số cộng hưởng
Nếu tần số của dao động cưỡng bức bằng với tần số dao động tự nhiên của hệ thống mà nĩ làm việc thì lực cưỡng bức sẽ luơn tác động trực tiếp vào chuyển động và khơng bao giờ tác động ngược lại, năng lượng sẽ liên tục bổ xung cho hệ thống dao động, gây ra sự gia tăng đến giới hạn, và vượt quá giới hạn, sự phá hủy xảy ra.
Khi giá trị tần số cưỡng bức bằng với tần số dao động tự nhiên của hệ thống được gọi là tần số cộng hưởng.
Các nguyên nhân gây dao động bao gồm động cơ chính , động cơ phụ, các thiết bị khác, sĩng biển , biến dạng vỏ tàu.
Nghiên cứu dao động giải quyết các vấn đề
Dao động tự do: xác định tần số riêng của hệ wP và dao động ứng với mỗi tần số riêng đĩ.
Dao động cưỡng bức: Xác định biên độ dao động do các lực cưỡng bức gây ra. Nghiên cứu khả năng cộng hưởng và dao động gần vùng cộng hưởng. Nghiên cứu các khả năng khử rung, giảm chấn, xét độ bền của hệ trục trong vùng khai thác(wmin, wmax)
Để giải quyết các vấn đề trên ta sử dụng các phương pháp sau: phương pháp đo dao động trên hệ thực , phương pháp mơ hình hố hệ trục thực.