Tiếp nhận kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Quy trình bảo lãnh tại BIDV docx (Trang 32 - 34)

II. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ BẢOLÃNH NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM:

2.Tiếp nhận kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ:

Sau khi nhận được hồ sơ bảo lãnh của khách hàng, CB.THBL kiểm tra kiềm soát các tài liệu của bộ hồ sơ về chất lượng, các yếu tố trên tài liệu về tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh và yêu cầu khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ (nếu thiếu). CB.THBL chịu trách nhiệm:

_ Kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ bảo lãnh _ Báo cáo Trưởng P.THBL xin ý kiến chỉ đạo:

+ Nếu đủ hồ sơ thực hiện bước 2 tiếp sau đây + Nếu thiếu yêu cầu bổ sung

Sau khi nhận hồ sơ CB.THBL lập phiếu nhận hồ sơ của khách hàng và danh mục hồ sơ theo mẫu số BM 01/QT-BL-02 . Trường hợp bảo lãnh kí quỹ 100% hoặc món bảo lãnh thủ tục đơn giản không lập phiếu tiếp nhận hồ sơ nhưng phải lập danh mục hồ sơ

Bước 2 – Quyết định bảo lãnh 1. Thẩm định hồ sơ bảo lãnh:

1.1 Chuyển hồ sơ: Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ từ khách hàng, CB.THBL lập

danh mục hồ sơ và chuyển hồ sơ cho các phòng có lien quan (Thẩm định, nguồn vốn, TTQT…) để tổ chức việc phối hợp xử lý giữa các đơnv ị phù hợp với tính chất, mức độ của món bảo lãnh

1.2 Thẩm định hồ sơ:

Trong quá trình thẩm định, CB.THBL phải thẩm định rõ các nội dung sau: _ Tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh

_ Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh

_ Viêc chuyển tiền kí quỹ vào tài khoản ký quỹ để THBL _ Tình hình tài chính và năng lực SXKD của khách hàng

_ Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (đối với bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn)

Đối với các dự án bao gồm cả 2 phần bảo lãnh, tín dụng và đều được thực hiện qua Ngân hàng Đầu từ và phát triển VN; CB.THBL thẩm định đồng thời khả năng trả nợ bão lãnh và khả năng hoàn vốn tín dụng của dự án

Dự án chỉ được phê duyệt bảo lãnh hoặc cho vay nếu đảm bảo được cả hai khả năng này, trong đó khả năng trả nợ bão lãnh cần được xem xét trước vì lịch trả và đả nợ nước ngoài thường rất ngắn và đã được xác định trước

Việc thẩm định khách hàng và dự án bảo lãnh vay vốn tham chiếu hướng dẫn thẩm định của quy trình tin dụng trung dài hạn, qui trình thẩm định hoặc phân tích đánh giá khách hàng vay vốn của qui trình tín dụng ngắn hạn

_ Đánh giá các rủi ro tiềm ẩn; thẩm định về tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ được bảo lãnh

_ Trong quá trình thẩm định, nếu có vướng mắc , CB.THBL báo cáo trường phòng và lãnh đạo phối hợp với đơnv ị có lien quan (nếu cần) tiến hành kiểm tra thực tế để xác minh tính thực tế và trung thực của hồ sơ bảo lãnh. Kết quả

kiểm tra được lập theo mẫu BM 03/QT-BL-02

1.3 Lập tờ trình:

_ Sau khi thẩm định các nội dung trên, căn cứ ý kiến các phòng nghiệp vụ liên quan (nếu có), CB.THBL lập tờ trình Trưởng phòng kiểm soát và để trình lãnh đạo. Tờ trình phải thể hiện được quan điểm cá nhân của CB.THBL và cán bộ phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin có liên quan đến việc phán quyết bảo lãnh. Có ý kiến đề xuất bảo lãnh hoặc từ chối với các lý do cụ thể

_ Trưởng phòng THBL có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ và những nội dung trong tờ trình, bổ sung thêm những thông tin cần thiết về dự án và khách hàng, đề xuất ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất ý kiến với CB.THBL

_ Nội dung tờ trình trên cở sở mẫu tờ trình và tùy tình hình thực tế của khách hàng (ký quỹ 100% hoặc mới có quan hệ với chi nhánh hoặc đã có quan hệ với chi nhánh), ci nhánh lược hoặc thêm nội dung thông tin trong tờ trình, nhưng phải đủ thông tin về tình hình tài chính, năng lực thực hiện các cam kết của khách hàng với ngân hàng và với bên thụ hưởng bảo lãnh), riêng tờ trình hội sở chính theo mẫu tờ trinh số BM 02a/QT-BL-02

(2) Ra quyết định bảo lãnh:

Sau khi xem xét tờ trình của P.THBL, lãnh đạo chi nhánh quyết định về việc bảo lãnh. Nếu dự án phức tạp, lãnh đạo quyết định đưa ra hộp HĐTĐ

CB.THBL chuẩn bị tài liệu và báo cáo tại phiên họp HĐTĐ theo quy chế hoạt động của HĐTĐ

2.1 Trường hợp thuộc thẩm quyền: Nếu các loại bảo lãnh thuộc ủy quyền thường xuyên và trong mức phán quyết của chi nhánh (theo các văn bản của ngân hàng đầu tư và phát triển VN qui định mức ủy quyền, phán quyết đối với chi nhánh), lãnh đạo chi nhánh ra quyết định về việc bảo lãnh

2.2 Trường hợp vượt thẩm quyền hội sở chính:

_ Các loại bảo lãnh không đươc ủy quyền thường xuyên

_ Bảo lãnh được ủy quyền thường xuyên nhưng vượt mức phán quyết của chi nhánh _ Bảo lãnh được ủy quyền thuờng xuyên, trong mức phán quyết nhưng chủ đầu tư yêu cầu hội sở chính trực tiếp phát hành thư bảo lãnh

_Nếu đồng ý bảo lãnh, CB.THBL thảo tơ 2tri2nh trình trưởng phòng kiếm soát, lãnh đạo chi nhánh kí gửi hội sở chính xem xét ủy nhiệm, tờ trình theo mẫu BM 02a/QT-BL-02. Nếu không đồng ý bảo lãnh, CB.THBL thảo công văn từ chối trình lãnh đạo kí trả lời cho khách hàng

Bước 3 – Phát hành bảo lãnh:

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Quy trình bảo lãnh tại BIDV docx (Trang 32 - 34)