Trường hợp ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam là ngân hàng thụ hưởng thư bảo lãnh đối ứng

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Quy trình bảo lãnh tại BIDV docx (Trang 51 - 55)

C- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

2- Trường hợp ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam là ngân hàng thụ hưởng thư bảo lãnh đối ứng

Bước 1- Tiếp nhận thư bảo lãnh đối ứng

CB.THBL nhận thư bảo lãnh đối ứng từ:

 Bộ phận SWIFT,nếu thư bào lãnh đối ứng dưới hình thức điện SWIFT,TELEX.

 Văn thư,nếu thư bảo lãnh đối ứng dưới hình thức thư bảo đảm.

Kiểm tra tính trung thực và nội dung của thư bảo lãnh đối ứng về thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh đối ứng,cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành khi Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam phải trả thay, số tiền bảo lãnh, bên thụ hưởng, nội dung của thư bảo lãnh mà ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam sẽ phát hành..

Nếu cần sửa đổi, bổ sung, CB.THBL làm điện đề nghị ngân hàng phát hành bảo lãnh đôi ứng thực hiện sửa đổi, bổ sung.

Bước 2- Quyết định bảo lãnh

CB.THBL phối hợp với các phòng liên quan kiểm tra về quan hệ đại lí của ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam với ngân hàng phát hảnh bảo lãnh đối ứng.

CB.THBL kiểm tra các thông tin về khách hàng đề nghị bảo lãnh. Thông tin có thể từ các nguồn như: hội sở chính, trung tâm thông tin tín dụng, Ngân Hàng Nhà Nước, các tổ chức thông tin quốc tế, bên thụ hưởng thư bảo lãnh (chủ đầu tư)

CB.THBL tổng hợp thông tin, xác định thông tin đủ điều kiện bảo lãnh thì lập tờ trình Trưởng Phòng và Lãnh Đạo

Lãnh đạo chi nhánh ra quyết định bảo lãnh.

Trường hợp khách hảng đề nghị hội sở chính trực tiếp phát hành thư bảo lãnh thì cần triển khai tương tự các bước trên và các bước sau:

Căn cứ các yêu cầu nội dung thư bảo lãnh đối ứng đã xác định được nghĩa vụ của người bảo lãnh, CB.THBL soạn thảo nội dung thư bảo lãnh phải phát hành.

Trưởng P.THBL kiểm soát nội dung thư bảo lãnh và trình Lãnh Đạo kí phát hành thư bảo lãnh trên cơ sở nội dung thư bảo lãnh đối ứng.

Bước 4- Xử lí sau khi phát hành

CB.THBL chuyển bản gốc thư bảo lãnh do ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam phát hành theo chỉ dẫn tại thư bảo lãnh đối ứng hoặc cho bên thụ hưởng (nếu thư bảo lãnh đối ứng không có thư chỉ dẫn)

CB.THBL chuyển 2 bản copy thư bảo lãnh do Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam phát hành cho ngân hàng phát hành thư bảo lãnh đối ứng (nếu cần)

Thu phí bảo lãnh: CB.THBL lập điện thu phí theo chỉ dẫn tại thư bảo lãnh đối ứng hoặc cho bên tụ hưởng (nếu thư bảo lãnh không có chỉ dẫn)

Hoạch toán số dư bảo lãnh: căn cứ bản copy thư bảo lãnh đối ứng do CB.THBL chuyển sang kế toán theo dõi thực hiện hoạch toán ngoại bảng

Gia hạn bảo lãnh: căn cứ cam kết của ngân hàng bảo lãnh đối ứng về việc gia hạn bảo lãnh, CB.THBL xác minh tính hợp pháp, hợp lệ của nội dung gia hạn bảo lãnh, thảo nội dung gia hạn bảo lãnh của chi nhánh trình trưởng P.THBL, Lãnh Đạo chi nhánh để thực hiện việc gia hạn bảo lãnh cho khách hàng, thu phí bảo lãnh bổ sung, đồng thời gửi văn bản gia hạn bảo lãnh cho người thụ hưởng bảo lãnh theo yêu cầu của ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng.

Xử lí khi phải trả nợ thay: Trong trường hợp khách hàng vi phạm nghĩa vụ được bảo lãnh thì Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam thanh toán cho bên thụ hưởng và đòi tiền từ tổ chức tín dụng phát hành thư bảo lãnh đối ứng ( bước 4 Điểm 3.1, 3.3, 3.4 Mục I Bảo lãnh theo món tại chi nhánh)

Bước 5- Kết thúc bảo lãnh

Làm điện giải tỏa trách nhiệm thư bảo lãnh đối ứng: căn cứ ngày hết hạn hiệu lực của thư bảo lãnh do Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, CB.THBL thảo điện trình Trưởng Phòng và Lãnh Đạo kí gửi bên thụ hưởng để giải tỏa trách nhiệm thư bảo lãnh đối ứng, đồng thời gửi bản copy tới kế toán theo dõi bảo lãnh để hoàn tất tài khoản ngoại bảng món bảo lãnh tương ứng.

Lưu hồ sơ bảo lãnh:hồ sơ lưu gồm: Thư bảo lãnh đối ứng

Tờ trình Ban Lãnh Đạo phát hành thư bảo lãnh (bản chính)

Thư bảo lãnh do Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam phát hành

Thông báo hết hiệu lực thư bảo lãnh Điện thu phí (nếu có)

III. KẾT LUẬN

Sau khi nền kinh tế Việt Nam chính thức mở cửa vào năm 1987,nền kinh tế chúng ta thật sự đã gặt hái được khá nhiều thành công, nổi bật nhất là tốc độ kinh tế tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua, đây là một dấu hiệu đáng mừng bởi chúng ta có khả năng nâng cao mức sống của người dân hiện nay, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo,bình ổn xã hội…Lượng đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, nếu xét theo hướng tích cực thì đây chính là động lực giúp nền kinh tế phát triển.

Một nhân tố không kém phần quan trọng trong việc thực hiện sứ mệnh này chính là sự phát triển của ngành ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam. Nếu ví nền kinh tế của chúng ta như là cơ thể của một con người thì sự phát triển của ngành ngân hàng và thị trường tài chính chính là chất máu, là chất dinh dưỡng thiết yếu nhất cho sự trường tồn và phát triển.

Doanh nghiệp nếu muốn hoạt động được thì phải có vốn. Đó là điều tất yếu. Nắm bắt được nhu cầu đó, các ngân hàng ngày càng cung cấp nhiều dịch vụ hơn nhằm đem lại sự thỏa mãn nhiều hơn cho khách hàng của họ. Một trong những dịch vụ trọn gói đó chính là hoạt động bão lãnh. Chúng ta cũng đã biết vai trò của hoạt động này là như thế nào ( xem ở phần đầu), và chúng ta có thể lí giải tại sao nó lại rất phổ biến ở các nước phát triển ; đặc biệt là ở các ngân hàng nước ngoài, hoạt động này diễn ra rất mạnh mẽ , chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các nghiệp vụ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Thực tế, hiện nay, hoạt động này là không phổ biến lắm tại các ngân hàng Việt Nam, nếu một số ngân hàng có đưa ra quy trình bảo lãnh hoàn chỉnh thì hoạt động này cũng không phải là hoạt động mang tính chiến lược của họ ( do nhu cầu về dịch vụ này ở Việt Nam không nhiều, chỉ chủ yếu là bảo lãnh dự thầu). Tuy nhiên, có lẽ các ngân hàng Việt Nam nên nhìn nhận lại vấn đề này để có thể đưa ra hướng đi đúng đắn và thật sự đạt hiệu quả, tăng tính cạnh tranh trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ khi Việt Nam chính thức mở cửa ngành ngân hàng vào năm 2009.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn Quy trình bảo lãnh tại BIDV docx (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w