SÁCH
1. Chính sách tài khóa
- Chính sách tài khóa tác động và làm dịch chuyển đường tổng cầu và do vậy cũng dịch chuyển đường IS .
Hình 5.8: Sự tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
- Nền kinh tế bắt đầu ở điểm cân bằng Eo (LMo, ISo)
- Chính phủ tăng chi tiêu và mức cung tiền không thay đổi → LM không dịch chuyển nhưng IS dịch chuyển đến IS1 → sản lượng cân bằng E2 với
mức lãi suất io . Tuy nhiên do cung tiền không đổi, mà cầu tăng lên nên lãi suất đã tăng lên nên lãi suất tăng lên i1 > io→ sản lượng cân bằng E1 → gây ra hiện
tượng tháo lui đầu tư
- Mức tăng chi tiêu được tài trợ bằng tăng mức cung tiền vừa đủ để duy trì lãi suất io→ LMo dịch chuyển đến LM1 → sản lượng cân bằng ở E2 →
không gây hiệu quả tháo lui đầu tư
⇒chính sách tài chính mở rộng sẽ đạt hiệu quả tốt hơn khi đồng thời
thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng.
2. Chính sách tiền tệ
- Mục tiêu chính sách tiền tệ : + Ổn định giá cả
+ Tăng trưởng GDP + Giảm thất nghiệp
- Công cụ chủ yếu kiểm soát tiền tệ : Mức cung tiền hoặc lãi suất.
LM1 E3 IS 1 y y0 i0 i1 i y1 i2 y2 y3 E2 E0 E1 LM0 IS 0
Hình 5.8 cũng có thể dùng để xem xét chính sách tiền tệ
- Cân bằng kinh tế ban đầu Eo
- Chính sách tài khóa không thay đổi, sự gia tăng của mức cung tiền
→dẫn đường LMo đếnLM2 .
- Do thu nhập chưa đủ thời gian để thay đổi nên lãi suất lúc đầu tụt xuống io → i2
- Lãi suất thấp→ khuyến khích tăng tiêu dùng, đầu tư → tổng cầu và sản lượng tăng dần → lãi suất tăng lên → ISo dịch đến IS1 → sản lượng cân
bằng E2 , tại đây cả hai thị trường cùng đạt sự cân bằng. Tóm lại :
- Gia tăng cung tiền thực tế → tăng sản lượng cân bằng và làm giảm lãi suất cân bằng .
- Thu hẹp cung tiền thực tế → giảm sản lượng và tăng lãi suất cân bằng
- Chính sách tiền tệ có thể được tiến hành độc lập với chính sách tài khóa.
- Trong quản lý, chính sách tiền tệ thường phải theo dõi chặt chẽ sự chuyển biến của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ để xác định những biện pháp, chính sách thích hợp.
3. Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ
- Chính sách tài khóa tác động trực tiếp đến G,C,P → tác động trực tiếp đến tổng cầu.
- Chính sách tiền tệ với các quyết định về cung tiền tác động trực tiếp đến thị trường tiền ⇒ tác động trở lại đến tổng cầu .
- Hổn hợp tài chính chặc chẽ và tiền tệ nới lỏng vừa đủ để tổng cầu không thay đổi nhưng tiêu dùng và đầu tư tăng lên, chi tiêu chính phủ giảm xuống. Hổn hợp này có thể tác động sản lượng hiện tại không có lợi cho sự tăng trưởng tương lai.
- Hổn hợp tài chính mở rộng và tiền tệ chặt chẽ có thể giữ nguyên tổng cầu, mở rộng khả năng đầu tư công cộng và hạn chế sự bành trướng của tiêu dùng và đầu tư.
- Chính sách tài khóa thường được coi trọng hơn bởi nó tác động trực tiếp vào tổng cầu, còn chính sách tiền tệ phải qua một cơ chế lan truyền từ tác động gây hiệu ứng thị trường → hành vi ứng xử tác nhân kinh tế → tổng cầu theo dự kiến.
- Khi thực hiện chính sách tiền tệ để quản lý tổng cầu cần chú ý đến lạm phát do gia tăng mức cung tiền không ảnh hưởng đến tổng cầu mà chuyển vào giá.
CHƯƠNG V
TỔNG CUNG VÀ CÁC CHU KỲ KINH DOANH
Yêu cầu:
- Nghiên cứu mặt cung và các yếu tố quyết định mức tổng cung của nền kinh tế.
- Phân tích mối quan hệ tổng cung - tổng cầu và các yếu tố liên quan, từ đó gây nên các chu kỳ kinh doanh
Bố cục :