CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Tài liệu giaotrinhkinhtevimo pdf (Trang 82 - 84)

- Cán cân thanh toán quốc tế là một bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn bán hàng hoá dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân và Chính phủ một nước với các nước còn lại trên thế giới.

- Cán cân thanh toán quốc tế có hình thức như một tài khoản, gồm bên có và bên nợ. Quy tắc để xử lý việc ghi vào bên có hay bên nợ của bất kỳ khoản mục nào là xét xem hoạt động buôn bán đó có mang lại ngoại tệ cho đất nước hay không.

- Một hoạt động được ghi vào bên có, nếu có mang tính chất xuất khẩu, thu ngoại tệ. Ngược lại một hoạt động mang tính chất nhập khẩu, tiêu tốn ngoại tệ, gọi là khoản nợ và được ghi vào bên trong nợ.

Ti vi Nước A 6 4 2 4 8 12 14 16 Nước B 4 2 4 9 12 0 0

Hình 7.1 : chỉ ra lợi ích của chuyên môn hoá và thương mại quốc tế làm khả năng tiêu dùng như thế nào thông qua đường giới hạn khả năng

sản xuất

quần áo quần áo

Ti vi

- Cán cân thanh toán có hai tài khoản chủ yếu : tài khoản thanh toán vẵng lai và tài khoản tư bản.

+ Tài khoản thanh toán vãng lai ghi chép các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như các khoản thu nhập ròng khác từ nước ngoài, tạo nên cán cân thương mại, còn gọi là xuất khẩu ròng.

+ Tài khoản tư bản ghi chép các giao dịch, trong đó tư nhân hoặc Chính phủ cho vay và đi vay và phần lớn thực hiện dưới dạng mua hay bán tài sản

- Cán cân thanh toán là tổng các tài khoản vãng lai và tài khoản tư bản.

- Trong nền kinh tế thị trường tự do, với hệ thống tỷ giá hối đoái hoàn toàn linh hoạt thì cán cân thanh toán luôn cân bằng. số thâm hụt của tài khoản vãng lai sẽ được bù đắp bởi thẳng dư của tài khoản tư bản và ngược lại.

- Trong một nền kinh tế duy trì hệ thống hối đoái cố định, cán cân thanh toán có thể không cân bằng.

- Sự thâm hụt hay thặng dư của cán cân thanh toán sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái.

- Để giữ cho tỷ giá hối đoái không đổi, Ngân hàng Trung ương phải can thiệp mua hoặc bán dự trữ ngoại tệ hoặc trái phiếu của Chính phủ, phản ánh vào cán cân thanh toán thông qua khoản mục ‘ Kết toán chính thức’.

Bảng 7.3 :

CÁN CÂN THANH TOÁN 1. Tài khoản vẵng lai 1. Tài khoản vẵng lai

- Xuất, nhập khẩu hàng háo - Xuất, nhập khẩu dịch vụ - Viện trợ và thu nhạp ròng.

2. Tài khoản tư bản

- Tư nhân - Chính phủ

3. Cán cân thanh toán

- Thặng dư (+) - Thâm hụt (-)

Một phần của tài liệu Tài liệu giaotrinhkinhtevimo pdf (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w