Phân loại theo trình độ đào tạo gồm:

Một phần của tài liệu Tài liệu Chuyên đề: "Đánh giá cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn nhân lực" docx (Trang 49 - 50)

II/ Đánh giá thực trạng chế độ tiền lương của cán bộ, công chức.

c/Phân loại theo trình độ đào tạo gồm:

- Loại A: là những công chức có trình độ đào tạo ở bậc đại học trở lên. Trong

loại A có thể phân ra loại A1, A2, A3 theo trình độ đào tạo cao hơn.

- Loại B: là những công chức có trình độ đào tạo ở bậc trung học chuyên nghiệp và cao đẳng.

- Loại C:là những công chức có trình độ đào tạo ở bậc sơ học.

- Loại D: là những công chức tốt nghiệp phổ thông trung học, hoặc chỉ học qua lớp bồi dưỡng về chuyên môn ngắn ngày.

Trên cơ sở tham khảo chế độ tiền lương của nhiều nước và quá trình thực hiện chế độ tiền lương ở nước ta, nhóm nghiên cứu đưa ra 9 nguyên tắc làm căn cứ cho việc xây dựng chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức như sau: - Kết hợp chính sách đ∙i ngộ với các tập quán, thói quen công tác, các thang giá trị theo các mục tiêu công tác chiến lược của tổ chức.

- Trả công theo lao động nhằm bù đắp hao phí và để tái sản xuất sức lao động cho người làm việc trong cơ quan nhà nước.

- Phải căn cứ vào nhu cầu, vị trí việc làm phù hợp với chức danh tiêu chuẩn của ngạch công chức.

- Trong điều kiện có những thay đổi về cung cầu lao động đối với một số ngành nghề, ảnh hưởng đến nhân sự của các cơ quan nhà nước, chính sách tiền lương phải thu hút, khuyến khích được công chức vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và một số ngành có nhu cầu lớn về nhân lực.

- Tiền lương phải được đảm bảo để duy trì đội ngũ nhân sự có chất lượng về các mặt phẩm chất, tay nghề, tài năng và kinh nghiệm.

- Công khai, dân chủ trong việc trả lương và đ∙i ngộ để tiền lương và các chế độ đ∙i ngộ thực sự khích lệ người lao động.

- Đánh giá kết quả công tác để gắn việc trả lương với kết quả công tác. - Liên tục cải tiến chế độ đ∙i ngộ và trả lương theo sự phát triển của tổ chức và sự phát triển chung của x∙ hội.

- Thiết kế các thang lương, bảng lương, hệ số mức lương phải thể hiện mối tương quan hợp lý về độ phức tạp lao động, đảm bảo tính ổn định, đơn giản, dễ nhớ để khi có sự biến động về giá cả thị trường chỉ cần điều chỉnh mức lương tối thiểu mà không phải thay đổi cả hệ thống thang lương, bảng lương.

Một phần của tài liệu Tài liệu Chuyên đề: "Đánh giá cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn nhân lực" docx (Trang 49 - 50)