Cải cách trong lĩnh vực quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: "Đánh giá cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính công" ppt (Trang 45 - 47)

- Đối với chi thường xuyê n: xét về cơ cấu trong tổng số chi ngân sách nhà nước thì tỷ trọng chi thường xuyên có xu hư ớng giảm, song xét về quy

c, Cải cách trong lĩnh vực quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước.

Việc Quốc hội thông qua Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990 là một sự kiện đánh dấu sự thể chế hoá đường lối phát triển của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Mô hình doanh nghiệp nhà nước được xác định là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - x∙ hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ

dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Cơ chế, chính sách quản lý tài chính của doanh nghiệp bao gồm những cơ chế, chính sách về vốn và quản lý vốn, quản lý tài sản, quản lý chi phí sản xuất , quản lý các khoản thu nộp Ngân sách, quản lý các quỹ của doanh nghiệp...

Văn kiện đại hội Đảng VII thời kỳ này đ∙ đề ra một số định hướng đổi mới để thu hút thêm các nguồn vốn, tạo nên động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả. Đó là:

- Thực hiện các hình thức cổ phần hoá có mức độ phù hợp với tình chất và lĩnh vực sản xuất - kinh doanh; trong đó, sở hữu Nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối.

- Hoàn thiện và áp dụng rộng r∙i các hình thức khoán trong doanh nghiệp Nhà nước.

- Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích và thực hiện từng bước vững chắc, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế việc đổi mới các Liên hiệp xí nghiệp, các tổng công ty theo hướng tổ chức các tập đoàn kinh doanh, khắc phục tính chất hành chính, trung gian. Xoá bỏ dần (có qua làm thí điểm) chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt xí nghiệp trung ương và xí nghiệp địa phương.

- Cơ quan Nhà nước các ngành, các cấp phải chăm lo giúp đỡ doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả, nhất là giúp xử lý các vấn đề vốn, công nghệ, thị trường và đào tạo, sử dụng cán bộ.

- Đối với những doanh nghiệp phục vụ lợi ích chung về kinh tế - x∙ hội những mức sinh lợi trực tiếp thấp hoặc bị thua lỗ, Nhà nước có chinh sách ưu đ∙i hợp lý, không gây ỷ lại. Đối với những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong những khâu và lĩnh vực không thiết yếu, thua lỗ kéo dài, không có điều kiện chấn chỉnh, thì cần xử lý dứt điểm. Thực hiện thí điểm cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả.

- Có quy chế bảo đảm sự kiểm soát của Nhà nước theo đúng chức năng, đồng thời khắc phục tình trạng thanh tra, kiểm tra tuỳ tiện gây hậu quả xấu cho doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích còn được Nhà nước cấp kinh phí theo dự toán hàng năm hoặc theo đơn đặt hàng của Nhà nước do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền duyệt, phù hợp với nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao cho doanh nghiệp; Được huy động vốn, gọi vốn liên doanh, thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp tại các ngân hàng của Việt Nam để vay vốn phục vụ

hoạt động công ích theo quy định của pháp luật khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép; Doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm hoặc dịch vụ có thu phí được sử dụng phí theo quy định của Chính phủ để phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, từ thời điểm Luật doanh nghiệp Nhà nước được ban hành, các quyền và nghĩa vụ của mỗi doanh nghiệp Nhà nước đ∙ được xác định rõ ràng, việc quản lý và sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp lần đầu tiên được quy định tại văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất là Luật.

Kết quả đạt được : Đ∙ giảm được số doanh nghiệp nhà nước từ trên 12.000 doanh nghiệp trước năm 1990 xuống còn khoảng 6.000 doanh nghiệp năm 1995. Doanh nghiệp nhà nước từ chỗ được tổ chức theo mô hình chia cắt, chuyên sâu, tách rời quá trình sản xuất - phân phối - lưu thông thành mô hình khép kín gắn liền sản xuất với thị trường với các hình thức : doanh nghiệp độc lập, tổng công ty, doanh nghiệp thành viên của tổng công ty....

Tuy số lượng chỉ còn một nửa so với trước đây nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế trên cả 2 phương diện : tỷ trọng GDP và đóng góp cho ngân sách nhà nước (tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp nhà nước trong GDP tăng nhanh : năm 1991 là 36,0%, năm 1994 là 43,6%; các doanh nghiệp nhà nước luôn chiếm tỷ trọng từ 29% đến 31% qua các năm trong tổng số thu về thuế và phí).

Bên cạnh việc sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước, đ∙ bước đầu thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh : năm 1991 có 1.210 doanh nghiệp, đến năm 1995 đ∙ có 25.719 doanh nghiệp.

d, Cải cách cơ chế quản lý quỹ ngân sách nhà nước : thực hiệnchuyển đổi chức năng quản lý quỹ từ Ngân hàng Nhà nước về Kho bạc Nhà

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: "Đánh giá cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực quản lý tài chính công" ppt (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)