Do nhu cầu đầu tư rất lớn nên thực tế xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm hiện nay chú trọng đến khía cạnh phát triển kinh tế - x∙ hội nhiều hơn là chi cho các hoạt động thường xuyên. Sự gắn kết giữa chương trình đầu tư phát triển và chi thường xuyên còn rất hạn chế, chưa tính cân nhắc đẩy đủ đến các chi phí dài hạn.
Việc dự trù nguồn kinh phí được tiến hành trên cơ sở hàng năm, chưa thực hiện được việc tính toán trên cơ sở sự bền vững lâu dài của nền kinh tế - x∙ hội. Việc Xây dựng dự toán chủ tyếu theo phương pháp "thêm dần" dựa trên các định mức chi tiêu hoặc xác định tỷ lệ phần trăm thay đổi so với năm trước. Việc làm này thường dẫn đến sự điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong quá trình thực hiện để đáp ứng những nhiệm vụ chi mới phát sinh do yêu cầu kinh tế - chính trị và x∙ hội.
Định hướng thay đổi.
Xây dựng một khuôn khổ kế hoạch trung hạn, cho phép có một công cụ quản
nguồn lực một cách hữu hiệu, đảm bảo quan hệ đầu tư phát triển và ngân sách hàng năm. Điều này cho phép có biện pháp hợp lý hơn trong các quyết định về ngân sách
cho các ưu tiên của Chính phủ dành cho kế hoạch chi đầu tư và chi thường xuyen
trong hoạt động mỗi đơn vị chi, và quyết định xem các chương trình này của Chính
phủ sẽ được thực hiện như thế nào trong giơí hạn kinh phí cho phép. những yêu cầu
này đòi hỏi các quyết định ngân sách hàng năm phải được đưa vào trong bối cảnh
nhiều năm.
Tác dụng :
- Mở rộng thời hạn ngân sách ra ngoài chu kỳ hàng năm.
- Cho phép quá trình lập kế hoạch ngân sách hữu hiệu hơn các ưu tiên quốc gia và giám sát được tác động hàng năm của các dự án đầu tư lên quá trình lập ngân sách thường xuyên.
- Cung cấp cho các cơ quan chủ quản và Chính quyền địa phương một lịch trình tài chính rõ rằng cho phát triển chính sách trong tương lai trong một giới hạn kinh phí thực tế.
Kết quả :
- Thiết lập khuôn khổ tài chính tổng thể, trong đó cho phép:
+ Đưa ra thước đo về mức tích luỹ của các cam kết chi tiêu của Chính phủ trong tương lai.
+ Củng cố sự kiểm soát đối với các xu hướng chi tiêu bằng cách đưa ra các ước tính trước 3 năm cho các chương trình được đề xuất.
+ Có được thời gian dài hơn để có kế hoạch hoạt động hay ra các quyết định liên quan đến các ưu tiên mang tính chiến lược kinh tế vĩ mô hay ngành.
+ Cung cấp một hệ thống hỗ trợ quyết định, theo đó có thể đánh giá tác động của các chương trình và thay đổi chính sách được đề xuất .
- Cơ cấu chi tiêu tốt hơn, tập trung khâu lập dự toán ngân sách vào các chương trình mới hoặch đưa ra các đề xuất thay đổi trong chương trình hoặc chính sách.
+ Loại bỏ gánh nặng kiểm điểm chi tiêu ngân sách ra khỏi thời kỳ soạn thảo ngân sách, cho phép các nhà hoạch định chính sách tập trung vào những thay đổi trong chương trình hay chính sách.
+ Tạo điều kiện đánh giá các chương trình và dự án mới.
- Hiệu quả hoạt động tốt hơn thông qua việc cho phép các đơn vị chi và các địa phương :
+ Lập kế hoạch cho các chương trình của mình với độ chắc chắn lớn hơn về phân bổ ngân sách trong tương lai. Đồng thời, không cho phép kê tăng
ngân sách cho các chương trình hiện tại mà tập trung hơn vào hoạt động hiệu quả.
+ Mở rộng việc lập ngân sách ra ngoài phạm vi một năm bằng cách cung cấp các thông tin về hiệu quả và tác dụng có thể phạn hồi vào các dự toán ngân sách hàng năm.