II- Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
6 -Tính giá thành sản phẩm tại công ty
Xuất phát từ quy trình công nghệ sản xuất liên tục, khép kín không trải qua quá trình giá thành bán thành phẩm và trong cùng một quá trình sản xuất cũng bỏ
2500 = 791.780
2500 x 50% = 388.237 2500 x 50% = 615.288
ra một khối lượng nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Cuối kỳ thu được sản phẩm là một loại theo đặc điểm của phân xưởng, do đó để xác định giá trị thành phẩm thì nhà máy đã áp dụng theo phương pháp giản đơn.
Công thức tính phương pháp này như sau:
Giá trị SP Chi phí phát Giá trị SP Giá thành công xưởng dở dang đầu kỳ sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Của một đơn vị sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành
Vậy theo kết quả tính toán ở các phần trên, kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm cho phân xưởng dập nóng như sau:
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. ( BulôngbántinhM20*40) SL: 196.500 Khoản mục Giá trị SPdở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Giá trị SP dở dang cuối kỳ Z bu lông bán tinh Tổng Z Z đơn vị Chi phí NVLTT 0 63.025.713 791.780 62.233933 316,7121 Chi phí NCTT 0 61.807.291 388.237 61.419.054 312,5651 Chi phí sx chung 0 97.953.867 615.288 97.338.579 495,3617 Tổng 0 222.786.871 1.795.305 220.991.566 1124,6389 KẾ TOÁN GHI SỐ KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TRƯỞNG ( ký tên ) (Ký tên ) ( Ký tên )
SỔ CÁI TÀI KHOẢN154
Số dư đầu năm
Nợ Có 684.128.687 Ghi có các TK, đối ứng nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ... Tháng12 NKCT số 7 ( TK621 ) 434.807.792 NKCT số 7 ( TK622 ) 202.833.276 NKCT số 7 ( TK627 ) 661.756323 Cộng số phát sinh nợ 1.299.397391 Cộng số phát sinh có 1.863.088.141 Số dư cuối tháng Nợ 120.434.923 Có
SỔ CÁI TÀI KHOẢN621
Số dư đầu năm
Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ... Tháng 12 NKCT số 7 ( TK152 ) 434.807.792 Cộng số phát sinh nợ 434.807.792 Cộng số phát sinh có 434.807.792 Số dư cuối tháng NợCó SỔ CÁI TÀI KHOẢN622
Số dư dầu năm Nợ Có Ghi có các TK, đối ứng nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ... Tháng 12 NKCT số 7 ( TK334 ) 170.448.132 NKCT số 7 ( TK338 ) 32.385.144 Cộng số phát sinh nợ 202.833.276 Cộng số phát sinh có 202.833.276 Số dư cuối tháng Nợ Có
SỔ CÁI TÀI KHOẢN627
Số dư đầu năm
Nợ có Ghi có các TK, đối ứng nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 ... Tháng 12 NKCT số 7 (TK331 ) 42.251000 NKCT số 7 ( TK152 ) 3.512.422 NKCT số 7 ( TK153 ) 36.482.731 NKCT số 7 ( TK214 ) 538.337.536 NKCT số 7 ( TK334 ) 34.598.852 NKCT số 7 ( TK338 ) 6.573.782 Cộng số phát sinh nợ 661.756.323 Cộng số phát sinh có 661.756.323 Số dư cuối tháng Nợ Có
PHẦN THỨ BA
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY QUY CHẾ TỪ SƠN
I - NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY QUY CHẾ TỪ SƠN.
1.1 ưu điểm
Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xát và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em thấy ở công ty đã có nhiều cố gắng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của công tác tổ chức quản lý sản xuấ t kinh doanh trong điều kiện này.
Công ty đã năng động trong việc chuyển đổi cơ chế, thay đổi cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và chiếm được uy tín trên thị trường nước ta. Tất cả đó là kết quả cuả sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và sự đóng góp quan trọng của công tác hạch toán kế toán mà trong đó không thể thiếu được sự phân tích khách quan, khoa học của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để từ đó công ty có biện pháp đúng đắn trong công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu để làm điều kiện tồn tại và phát triển của công ty trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó công ty còn có đội ngũ cán bộ kế toán đầy năng lực và kinh nghiệm, làm việc với tinh thầnh trách nhiệm cao, bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý và trình độ năng lực của từng cán bộ nhân viên kế toán.
Công ty là một đơn vị sản xuất chủ yếu là bu lông, đai ốc trong kỳ có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh và việc cơ giới hoá công tác kế toán ( sử dụng máy vi tính để làm kế toán ) chưa được thực hiện hoàn toàn. Vì vậy việc sử dụng hình
thức sổ kế toán nhật ký chứng từ là hợp lý vì nó giảm bớt được khối lượng ghi chép, cung cấp thông tin kịp thời, thuận tiện cho việc phân công công việc.
Hệ thống sổ sách kế toán của công ty đầy đủ đúng quy định, từ đó các phần hành kế toán được thực hiện dễ dàng. Hơn nữa, cơ cấu bộ máy kế toán của công ty theo hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung sẽ tạo điều kiện để kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và bảo đảm sự thống nhất giữa các bộ phận kế toán với kế toán trưởng, cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo công ty và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Mặt khác công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, đảm bảo cung cấp thông tin cần thiết và dự trữ hàng tồn kho một cách kịp thời, đáp ứng tốt việc hạch toán thuế GTGT một cách chính xác.
Đặc biệt, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đánh giá đúng mức tầm quan trọng của nó. Công tác kế toán được thực hiện đều đặn hàng tháng, việc tiến hành bảo đảm đúng nguyên tắc, luôn bám sát và phản ánh thực tế chi phí của quá trình sản xuất, sự thay đổi của giá thành sản phẩm một cách kịp thời.
+ Đối với các khoản mục chi phí NVLTT: Công ty chịu trách nhiệm tự cung cấp nên việc hạch toán khoản mục này kế toán theo dõi cả về số lượng và giá trị của nó. Từ đặc điểm này mà công ty đã có một ưu điểm hết sức thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác.
+ Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Công ty là đơn vị sản xuất sản phẩm bu lông, đai ốc nên chi phí nhân công nhìn chung là chi phí lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Từ đó mà công ty áp dụng tính lượng theo sản phẩm cho đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất là hợp lý, như vậy sẽ khuyến khích được công nhân tích cực sản xuất nâng cao tinh thần trách nhiệm trong mỗi người lao động. Do đó mà việc thực hiện kế hoạch sản xuất cũng sẽ hoàn thành tốt.
+ Đối với chi phí sản xuất chung: Việc tổng hợp chi phí sản xuất chung được tổng hợp đầy đủ và chính xác nên việc hạch toán phụ tùng vào TK627 là hợp lý. Ngoài ra công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên kế toán trong công ty bằng việc gửi đi học các lớp đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, mở rộng tầm hiểu biết, đáp ứng kịp thời những thay đổi của các chính sách chế độ cũng như xu thế của xã hội.
1.2 Một số hạn chế
Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác tổ chức bộ máy kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng vẫn còn một số vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu và có biện pháp cải tiến.
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán vẫn chưa đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ kế toán ban hành. Việc tổ chức kế toán tiền lương và thanh toán do một người chịu trách nhiệm cần phải sắp xếp lại, đồng thời trong cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán nên sắp xếp thêm một phần hành kế toán là thủ quỹ.
+ Việc hạch toán chi phí NVLTT công ty chịu trách nhiệm về việc cung ứng vật liệu sẽ chính xác trong việc tập hợp chi phí. Tuy nhiên như vậy sẽ khó khăn trong công tác tập hợp vì khối lượng công việc khá lớn, đồng thời chi phí nguyên vật liệu chính để cấu thành nên sản phẩm chiếm tỷ trọng khá cao trong gía thành sản phẩm, vì vậy mà ảnh hưởng của nó tới giá thành sản phẩm cũng cao. Cho nên công ty nên nhận sản xuất sản phẩm khi khách hàng yêu cầu tự cung ứng nguyên vật liệu. Như vậy lúc này chi phí trong giá thành của sản phẩm chỉ tính đến chi phí vận chuyển mà không cần quan tâm đến việc theo dõi chi phí nguyên vật liệu. Khi đó sẽ loại trừ được ảnh hưởng của chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm và sẽ giảm bớt được khối lượng công việc trong quá trình tập hợp chi phí. + Việc tính giá thành theo phương pháp giản đơn là áp dụng đúng theo quy trình công nghệ sản xuất ở nhà máy đối với các phân xưởng. Tuy nhiên việc công ty áp dụng theo phương pháp này phần nào chưa thực hiện được chính xác. Sở dĩ như vậy là do cơ sở thu thập số liệu và trên cơ sở máy móc thiết bị cũ, công nghệ mới vẫn cùng tồn tại trong công ty. Trong khi đó thị trường ngày càng đòi hỏi
chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp, bền. Vì thế theo em công ty nên có sự đầu tư đồng loạt công nghệ để cho sản phẩm sản xuất ra được tốt hơn, đảm bảo chính xác cho việc tính giá thành sản phẩm.
Trên đây là một số ý kiến nhận xét của em về công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Do điều kiện thời gian thực tập eo hẹp và kiến thức thực tế chưa nhiều, chắc rằng em chưa thể đánh giá được một cách toàn diện về công tác kế toán của công ty.
Với tư cách là một sinh viên thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và các cán bộ nhân viên kế toán trong công ty, em xin có một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bu lông, đai ốc ở công ty.
II - NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY QUY CHẾ TỪ SƠN.
1- Đối với chi phí nguyên vật kiệu trực tiếp: việc quản lý phải gắn liền với trách nhiệm cuả người công nhân trực tiếp sản xuất là biện pháp tôt nhất. Theo phương pháp này thì người công nhân sản xuất sẽ phải tập trung quan tâm nhiều hơn đến tay nghề của mình bởi nếu họ làm sai hỏng các nguyên vật liệu thì phải có trách nhiệm đền bù. Từ đó nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân sản xuất làm cho giá thành sản phẩm không phải gánh chịu những khoản chi phí bất hợp lý. Đồng thời quản lý tôt chi phí sẽ đảm bảo cho công tác tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2- Đối với chi phí nhân công trực tiếp: công ty phải có biện pháp khuyến khích công nhân trực tiếp sản xuất bằng các phương pháp khoán đơn giá tiền lương sản phẩm đạt chất lượng tốt. Mặt khác cũng cần có những biện pháp nghiêm khắc để xử lýnhững công nhân sản xuất sản phẩm không đạt yêu cầu.
3 - Đối với phương pháp kế toán: công ty nên đưa những phần mền kế toán mới nhất vào để giúp cho việc tính toán trở nên nhanh gọn và chính xác. Đồng thời
các nhân viên kế toán không nên dung bút xoá để xoá các lỗi sai mà nên dùng bút toán âm để ghi.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung của báo cáo thực tập tôt nghiệp với chuyên đề “ Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ” tại công ty Quy chế Từ Sơn.
Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm luôn luôn là vấn đề quan tâm của người quản lý đặc biệt là những người làm công tác kế toán, giữa lý thuyết và thực tế luôn có một khoảng cách, do đó cần vận dụng một cách linh hoạt vào thực tế. Song phải trên nguyên tắc tôn trọng các quy định chế độ hiện hành của nhà nước, đảm bảo hai yêu cầu song song của kế toán là vừa đảm bảo tính chính xác hợp lý vừa đơn giản công tác kế toán.
Là sinh viên thực tập tại công ty Quy chế Từ Sơn trên cơ sở những kiến thức phương pháp luận đã học và tình hình thực tế tại đơn vị, em đã tìm hiểu chung về kế toán và mạnh dạn chon và đi sâu vào nghiên cứu công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lắp xiết tại đây. Với những mong muốn góp phần vào việc củng cố, tăng cường công tác tổ chức bộ máy kế toán và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lắp xiết nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.
Trên những cơ sở tồn tại và tình hình cụ thể tại công ty, em đã đề xuất một số ý kiến nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức bộ máy kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.
Tuy không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định nhưng em rất mong được góp ý, xem xét, vận dụng những kiến nghị của chuyên đề này vào thực tế tại công ty để em được khẳng định hơn nữa những kiến thức của mình về một phần hành kế toán hiện nay.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán và các phòng ban có liên quan của công ty Quy chế Từ Sơn và cô giáo ThS Nguyễn Thị Hoà đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Bắc Ninh, ngày 25 tháng 5 năm 2004 Sinh viên
Phạm Xuân Thu
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH...3
A - Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong nền kinh tế thị trường...3
I - Ý nghĩa của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất...3
II - Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ...4
1. Vai trò của kế toán trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ...4
2. Nhiệm vụ của kế toán...4
B - Những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và tổ chức công tác kế toán Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất...5
I - Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất...5
1- Khái niệm về chi phí sản xuất...5
2 - Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất...6
3 - Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ...8
4 - Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. ...8
4.1. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên...9
4.2. Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo