4.1.1 Phong hóa và vỏ phong hóa
Các thành tạo địa chất trong vùng nhiệt đới ẩm bị phong hóa vật lý và phong hóa hóa học rất mãnh liệt. Đây là một trong các quá trình ngoại sinh phát triển mạnh nhất trong vùng công tác. Cấu trúc mặt cắt vỏ phong hóa trong vùng tuân theo quy luật chung của vùng nhiệt đới ẩm. Có thể phân biệt hai quá trình phong hóa chủ yếu. Đó là phong hóa hóa học và phong hóa cơ học. Sản phẩm của hai quá trình phong hóa là vỏ phong hóa.
Cấu trúc chung của vỏ phong hóa gồm nhiều đới. Trên cùng là đới sét với sự phong phú các khoáng vật sét nguồn gốc từ quá trình hidrat hóa các khoáng vật alumosilicat và silicat có trong các đá gốc nhất là các đá magma xâm nhập. Tiếp theo là vỏ phong hóa vỡ vụn, sản phẩm của phong hóa cơ học. Tại đây vai trò các tác nhân phong hóa hóa học giảm mạnh và vắng mặt trong các đới dưới. Theo quy luật này, hàm lượng các khoáng vật càng giảm dần khi xuống sâu.
Chiều dày của vỏ phong hóa phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm địa mạo hình như: độ dốc mặt địa hình, độ dầy thảm thực vật, các dòng chảy tạm thời, các đới kiến tạo chôn vùi ( các đứt gãy cổ đã ngừng hoạt động). Dọc theo các đới dập vỡ kiến tạo, do các đá gốc bị cà nát dập vỡ, nước ngầm và nước mặt có thể di chuyển và thấm sâu hơn, nên chiều sâu các đới phong hóa tăng mạnh so với các vị trí lân cận. Cũng do đó, theo các đới kiến tạo chôn vùi, các tai biến địa chất thường xảy ra với cường độ lớn hơn. Đây là những quy luật chung, đã được các tác giả lưu ý trên bản đồ và các mặt cắt địa chất công trình.
Dưới đây sẽ mô tả chi tiết vỏ phong hóa trên đá thạch anh sericit và đá vô- đỏ hoa phân lớp hệ tầng Hà Giang. Vỏ phong hóa tiêu biểu nhất của vùng tuyến được hình thành do quá trình phát triển trên các đá phiến thạch anh sericit thuộc tập dưới hệ tầng Hà Giang.
Các quan sát theo hình trụ hố khoan và các vết lộ địa chất trong vùng tuyến cho thấy, vỏ phong hoá phát triển không hoàn chỉnh. Trên cùng là đới edQ, IA1, IA2 sau đó gặp đới IB và đới IIA.
Đới edQ bao gồm các mảnh dăm sạn đi cùng sét - cát trạng thái bở rời không gắn kết. Chiều dày dao động từ 1-2 m đến trên chục mét. Mặt cắt rõ nhất có thể quan sát ngay tại vùng tuyến trên taluy đường đoạn vai đập dâng.
Đới IA1 tương tự đới edQ nhưng số lượng mảnh đá tăng cao, cấu tạo phân lớp và phân phiến được kế thừa rõ từ đá mẹ.
Đới IA2 gồm các lớp đá phiến phong hoá chuyển thành mầu nâu, trạng thái cứng đến nửa cứng. Bề mặt phân phiến có nhiều khoáng vật sét. Các hố đào và các vết lộ tự nhiên có thể nhận rõ được các mặt cắt của đới IA1 và IA2.
Đới IB gồm tổ hợp các đá phiến thạch anh sericit phân lớp. Đá bị biến mầu loang lổ và nứt nẻ không đều, bề mặt có nhiều limonit. Đới IB không chứa sét. Đới IB có thể quan sát trong các hố khoan và các vết lộ tự nhiên dọc hai bên bờ sông Chảy.
Đới IIA và IIB lộ ra ở hai bên lòng dưới dạng các bãi đá và nằm ở độ cao tương đối so với đáy sông, hoặc ngay dưới lòng sông bị chôn vùi dưới lớp trầm tích aluvi hiện đại, hoặc trên các vách đá kéo dài vài chục mét theo phương á vĩ tuyến ở
vai trái trên độ cao tương đối 10m đến 100m. Trong các hố khoan vai đập, chúng bị chôn vùi ở độ sâu 10-20m. Đới IIA và IIB không phân biệt rõ ràng về thành phần thạch học. Chúng bao gồm các lớp đá phiến thạch anh sericit rất tươi màu xám xanh cứng chắc, không có limonit lấp đầy khe nứt.
4.1.2. Các dòng bùn cát chôn vùi
Được phát hiện bên vai phải phương án tuyến hai lưu. Đây là bề mặt sườn có
độ dốc không lớn hơi trũng so với xung quanh. Tại hố khoan HK5 toạ độ X =
39349, Y = 2510662 và HK8 toạ độ X = 393482, Y = 2510702 đã ghi nhận được lớp sét bùn màu đen lẫn dăm sạn cuội sỏi nằm dưới lớp đất sét dăm sạn màu vàng nguồn gốc tàn tích hoặc sườn tích. Lớp sét màu đen lẫn cuội dăm dày 7- 8m đến trên 15m. Bùn màu đen sờ bẩn tay và bóp nát dễ dàng. Chúng tiêu biểu cho nguồn gốc hồ đầm. Việc xuất hiện dòng bùn nguồn gốc hồ đầm quy mô nhỏ này đã làm ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án tuyến hạ lưu.
4.1.3. Các hệ thống mương xói và suối đá
Lộ ra dọc các lòng suối ven hồ chứa. Các dải đá gốc cứng chắc nằm dọc lòng suối chiều dài đến hàng nghìn mét, chiều rộng vài chục mét đến trăm mét tuỳ theo quy mô của dòng suối.
Các hiện tượng xói lở ven sông và ven suối sảy ra rất hạn hẹp. Hiện tại mới quan sát được một đoạn ngắn khoảng 300m ven bờ phải phía trước cầu Cốc Pài. Các cung xói lở quy mô nhỏ định vị trên lớp tích tụ proluvi. Tuy nhiên, dải xói lở này không có mối liên quan với công trình.
4.1.5. Trầm tích hiện đại
Hiện diện dưới dạng các doi cát, bãi cuội sỏi và các tích tụ trầm tích lòng sông hiện đại.
Quy mô của các bãi bồi thấp và trầm tích doi cát là không lớn. Chúng phân bố ở ven dòng sông kéo dài 20-30m đến 100m, chiều rộng 20-30m. Chúng thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa.
Các trầm tích lòng lấp đầy dòng sông với chiều dày từ 4-5m đến 15-16m tại khu vực tuyến. Theo các kết quả khoan thăm dò, lớp trầm tích aluvi lòng hiện đại gồm có hai phần. Phần trên dày 2-3m chủ yếu gồm cát sạn, phần dưới 10-15m gồm cuội sỏi ít dăm sạn.
4.1.6. Hang hốc kastơ
Theo quy luật, trong vùng đá vôi phân lớp dày thường xuất hiện các hang động karstơ. Đó là sản phẩm của quá trình phong hoá hoá học. Các hang động karstơ thường có cường độ cao dọc theo các đứt gẫy, các bề mặt tiếp xúc giữa các
khối đá vôi. Ngoài ra còn phụ thuộc vào đặc điểm địa hình địa mạo. Trong vùng công tác và diện tích kế cận, đã có khá nhiều hang động được phát hiện liên quan với địa hình karstơ. Tuy nhiên trong phạm vi phân bố của hồ chứa, chúng hoàn toàn vắng mặt.