Điều kiện địa chất công trình hồ chứa nước

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm thạch học các đá magma và biến chất khu vực thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang phục vụ đánh giá điều kiện địa chất công trình cho thủy điện Sông Chảy 6 (Trang 45 - 53)

4.3.1 Đặc điểm địa hình địa mạo

Hồ chứa nước Sông Chảy 6 nằm dọc theo sông Chảy kéo dài từ tuyến đập về phía thượng lưu.

Với cao trình mực nước dâng bình thường 290-293m, lòng hồ kéo dài trên 7,5km. Chiều rộng lòng hồ dao động từ 35-40m đến khoảng 150-200m. Diện tích hồ chứa tính đến cao trình 295m vào khoảng 45-50ha. Ngoài lòng hồ chính, lòng hồ có các nhánh phụ kéo dài theo các suối nhánh, trong đó lớn nhất là nhánh Nậm Dần kéo dài theo phương á kinh tuyến khoảng 1,5km với chiều rộng khoảng 50- 80m.

Địa hình xung quanh hồ chứa là các bề mặt sườn dốc đến rất dốc, phát triển cân xứng về cả phía bên phải và phía bên trái. Độ dốc trung bình bề mặt sườn hai

bên hồ chứa khoảng 10-200. Do đó, một đặc điểm hết sức riêng biệt của hồ chứa

Sông Chảy 6 là lòng hồ hẹp nhưng kéo dài, bề mặt sườn xung quanh hồ dốc đến rất dốc.

Thảm thực vật trên các bề mặt sườn xung quanh hồ hết sức nghèo nàn, chủ yếu là các cây dây leo và thảo mộc, một số diện tích nhỏ là nương rẫy của nhân dân địa phương.

Suốt dọc lòng hồ và bề mặt sườn hai bên hồ chứa có thể nhận thấy, lớp phủ tàn tích chiếm diện tích lớn nhất. Các khối đá gốc lộ trên bề mặt địa hình hiện đại

rất hiếm hoi và trên diện tích rất nhỏ hẹp. Các khối lộ đá gốc đá granitoit chủ yếu nằm dọc theo mép sông Chảy với cường độ tương đối 5-10m so với mặt nước sông hiện nay.

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, hồ chứa phân làm hai đoạn.

Đoạn trên của hồ chứa tính từ đập dâng kéo dài về phía đuôi hồ khoảng 1,5km. Lòng hồ tương đối rộng từ 70 đến 80m và uốn khúc cùng với nhánh hồ chứa theo suối Nậm Dần.

Đoạn dưới của hồ chứa kéo dài đến đuôi hồ trên đoạn dài 6-8km.Lòng hồ hẹp, bề mặt sườn dốc đến rất dốc.

4.3.2 Đặc điểm địa chất 4.3.2.1 Thành phần thạch học

Các đá phiến thạch anh sericit phần thấp của hệ tầng Hà Giang

Tập trung về phía tuyến đập thuộc đoạn trên của hồ chứa. Thành phần gồm đá phiến thạch anh sericit cấu tạo phân lớp và phân phiến mỏng. Vỏ phong hóa gồm

sét và dăm sạn dày 1-5m. Đây là tầng cách nước hoàn toàn, không có tiềm năng sinh karstơ. Các đá vôi màu xám xanh cấu tạo khối và phân lớp dày thuộc tập trên hệ tầng Hà Giang không tham gia vào đường bờ hồ chứa.

Phân bố tập trung ở đoạn trên của hồ chứa. Thành phần thạch học bao gồm các đá granitoit và granitogneis. đá cấu tạo phân phiến và cấu tạo gneis rất đặc trưng cho một khối vòm đồng tâm.

Các trầm tích aluvi lấp đầy lòng sông các bãi bồi thấp ven sông

Các trầm tích aluvi phân bố rộng khắp ven lòng hồ với quy mô khác nhau. Các tích tụ cát aluvi lòng và doi cát hiện đại phát triển rất mạnh trong phạm vi đoạn trên của hồ chứa. Đoạn đuôi hồ, các trầm tích aluvi bãi bồi phát triển hạn hẹp.

4.3.2..2 Đứt gãy kiến tạo

Các hệ thống đứt gãy kiến tạo trong khu vực hồ chứa và diện tích kế cận được thể hiện trên bản đồ địa chất tỷ lệ 1:25000 vùng hồ.

Hệ thống kiến tạo trong vùng hồ và diện tích kế cận được chia làm hai nhóm.

Nhóm đứt gãy liên quan với biến dạng dẻo:

Bao gồm các đứt gãy phát triển theo phương đông bắc tây nam và tây bắc đông nam. Phần lớn các đoạn sông chính đặt lòng theo hai hệ thống đứt gãy kiến tạo liên quan với biến dạng dẻo. Các đá magma và trầm tích beién chất cạnh đứt gãy bị milonit hóa, ép và phiến hóa mạnh mẽ. Tại một só vị trí cục bộ, phát hiện các cấu tạo uốn nếp, mặt trục của các vi uốn nếp song song với các đường đứt gãy. Các khe nứt đồng sinh với đứt gãy được lấp đầy bởi thạch anh nhiệt dịch. Kích thước các mạch thạch anh chiều dày 10-50cm, kéo dài 1-2m đến vài chục mét. Căn

cứ theo đặc điểm hình thái và vật lý kiến tạo, các đứt gãy liên quan với biến dạng dẻo không gây ra các biến dạng thấm.

Nhóm đứt gãy liên quan với biến dạng dòn.

Tiêu biểu nhất là hệ thống mặt trượt á kinh tuyến được mô tả kỹ trong chương trước. Trong khu vực hồ chứa cugnx đã ghi nhận một số đới mặt trượt tương tự. Chiều dài của các đới mặt trượt và đứt gãy á kinh tuyến từ vài chục mét đến vài trăm mét. Tổng chiều rộng các đới mặt trượt á kinh tuyến trung bình từ 30- 50m. về tổng thể, mỗi đới trượt á kinh tuyến có thể tương đương với đứt gãy cấp IV.

4.3.3 Đánh giá khả năng mất nước và các giải pháp xử lý.

Các khả năng mất nước của hồ chứa Sông Chảy 6: 1.Mất nước do hiện tượng karsto hóa

2.Mất nước từ lòng hồ về phía hạ lưu theo các đới đứt gãy và các đới khe nứt về phía hạ lưu.

3.Mất nước do thấm vòng qua vai đập.

Đối với dự án thủy điện Sông Chảy 6 hoàn toàn không có khả năng mất nước do karsto hóa. Do toàn bộ tuyến đập và lòng hồ phân bố trên nền đá cứng không có khả năng phát triển hang hốc.

Trong khu vực vai đập phía phải và phía trái, chiều dày đới đất sét phá nguồn gốc tàn tích dao động từ 5-10m. Hệ số thấm theo các kết quả thí nghiệm ở mức thấp. Đới IIB và IIA gồm các đá phiến thạch anh sericit cấu tạo phân phiến, có mức thấm trung bình và thấp. Khả năng mất nước do thấm qua vai đập hoàn toàn có thể khắc phục trong quá trình xây dựng.

Theo kết quả khảo sát, các đứt gãy á kinh tuyến và tây bắc đông nam có hướng cắt qua nền đập và vai đập và tạo nên các đường thấm dạng tuyến có khả năng đưa nước từ lòng hồ về phía sau đập và gây mất nước hồ chứa. Tuy nhiên các kết quả thí nghiệm thấm trong các hố khoan cho thấy, vùng nền đập đều có giá trị tỉ lưu lượng ở mức thấp. Trong quá trình thi công, cần tiến hành các thí nghiệm thấm và giá cố nền đập bằng phương pháp khoan phun truyền thống.

Tóm lại, khả năng mất nước đối với lòng hồ thủy điện Sông Chảy 6 là rất thấp và hoàn toàn có thể xử lý khắc phục trong quá trình thi công xây dựng công trình.

4.3.4 Đánh giá khả năng trầm tích làm đầy lòng hồ

Quá trình phong hóa cơ học trong khu vực thượng nguồn Sông Chảy tương đối mạnh mẽ do địa hình phân cắt, thảm thực vật rất thưa. Chính vì vậy, nguồn cung cấp vật liệu làm đầy lòng hồ là rất phong phú. Trong thời điểm khảo sát, lớp

cát sạn lấp đầy lòng sông có chiều dày trung bình từ 5-6m ở phần đuôi hồ, từ 10 đến 16m ở khu vực vùng tuyến.

Doi cát cách tuyến đập khoảng 10-20m về phía thượng lưu có diện tích khoảng 2-3 ha thường xuyên nổi cao hơn mặt nước vào mùa khô. Bề mặt doi cát có độ cao tuyệt đối 0,5-0,6m. Doi cát chính là trung tâm lắng đọng lớn nhất và có xu hướng tiến dần về phía hạ lưu khu vực tuyến đập dâng. Căn cứ vào quy mô phân bố rất lớn của khối granitoit Sông Chảy, có thể thấy rằng tốc độ lắng đọng là khá lớn.

4.3.5 Nguồn vật liệu xây dựng tại chỗ

Một trong các ưu thế của dự án thủy điện Sông Chảy 6 là nguồn vật liệu xây dựng tại chỗ rất dồi dào hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của dự án.

4.3.5.1 Đá dăm bê tông

Các đá vôi màu xám xanh và đá hoa màu xám trắng, xám xanh hoặc loang lổ phân bố rất nhiều trong vùng Cốc Pài là nguồn vật liệu rất có giá trị để làm dăn bê tông phục vụ cho công trình.

Khối đá vôi phía bờ phải cách cầu Cốc Pài về phía hạ lưu 500-600m có quy mô rất lớn. Đá vôi hoa hóa trong phạm vi khối núi có màu xám xanh, cấu tạo phân lớp phân dải. Các lớp có chiều dày 0,3-0,5m đôi khi có dạng khôi. Thành phần khoáng vật gồm calcit đi cùng ít dolomit và thạch anh. Kiến trúc hạt biến tinh.

Khối đá vôi hệ tầng Hà Giang có trũ lượng rất lớn, hoàn toàn đáp ứng nhu cầu xây dựng của các công trình thủy điện và các công trình xây dựng khác.

4.3.5.2 Cát sạn

Nguồn cát sạn cho dự án thủy điện Sông Chảy 6 dự kiến là các bãi cát nằm phía dưới cầu Cốc Pài khoảng 400m. Các bãi cát được khai thác bằng máy hút, cát được mang đi phục vụ các khu vực thị trấn Cốc Pài và lân cận.

Cát trên Sông Chảy khu vực Cốc Pài có chất lượng tốt, thành phần chủ yếu gồm thạch anh, ít mica và hạt felspat. Cát thạch anh hạt đều cỡ hạt trung bình đến lớn, hầu như không có khoáng vật sét.Trữ lượng mỏ cát đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng thủy điện Sông Chảy và các công trình khác.

4.3.5.3 Đất sét dẻo

Nguồn đất sét dẻo có nguồn gốc tàn tích phân bố rộng rãi trong vùng bờ phải sông Chảy liên quan với các khối núi thoải, lượn sóng. Các đá phiến thạch anh seritcit câu tạo phân phiến, kiến trúc hạt biến tinh bị phong hóa là nguồn gốc của các loại đất sét đang mô tả. Sét màu vàng, trạng thái dẻo đến dẻo cứng. Hàm lượng sét chiếm trên 30%. Các kết quả phân tích cho thấy, sét thuộc loại sét lẫn cát sạn.

Một phần của tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm thạch học các đá magma và biến chất khu vực thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang phục vụ đánh giá điều kiện địa chất công trình cho thủy điện Sông Chảy 6 (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w