3.3.1. Độc tố
Bảng 3.7. Một số độc tố ở cá
STT Loại độc tố Triệu chứng Cơ quan chứa độc tố
1 Tetrodotoxin C11 H17 O8 N3[18]
Đau nhói trên mặt và chân tay, thở gấp, tê, ngứa môi và phía trong miệng, yếu, liệt cơ hoành và cơ ngực, hạ huyết áp, vỡ mạch máu
Có trong da, gan, cơ thịt, tụy, máu, buồng trứng, tinh sào
2 Ciguatera[18] Nôn, tiêu chảy, ngứa, yếu, mệt kéo dài 2 – 3 ngày có khi đến 1 năm. Có thể gây vỡ mạch máu, tắt nghẽn thần kinh, tử vong do tê liệt hô hấp
Tìm thấy trong ruột, gan và mô cơ
3 Gai có tuyến độc[1]
Khi bị trúng độc lập tức đau đớn, nhứt nhối, ngất xỉu, trụy mạch, sốc nhiễm độc
Vây lưng, vây ngực, gai trên đầu, gai đuôi
4 Gai không có tuyến độc[1]
Khi bị gai cá đâm lập tức đau dữ dội, ngất xỉu, da sưng, viêm nặng, vết thương có thể loét, bội nhiễm.
Vây lưng, vây ngực, gai ở mang
3.3.2. Giải pháp phòng tránh
Loại bỏ cá ngay từ khi kéo lưới, đánh bắt tại bến
Không vận chuyển, mua bán và sử dụng hải sản có độc tố, khi chưa có sự cho phép của cơ quan quản lý.
Không ăn những hải sản lạ, có màu sắc, mùi vị đặc biệt hoặc hải sản ở các khu vực bị ô nhiễm
Khi lặn bắt hoặc tham quan phải trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo vệ.
Không cầm nắm, đụng chạm các loài hải sản có mang độc tố
Không sử dụng các loài hải sản có mang độc tố hoặc những loài có tiền sử nghi ngờ có độc, các loài hải sản chưa được kiểm chứng chắc chắn an toàn thực phẩm.
Không nên sử dụng các loài hải sản không rỏ nguồn gốc.
Nên biết và hiểu rõ các loài hải sản có mang độc tố qua tài liệu, sách báo, các phương tiện thông tin trước khi sử dụng.
Nên lựa chọn các loài hải sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
3.4. Kết quả bảo tồn mẫu vật một số loài cá biển có độc tố
- Sau khi mẫu được định loại xong, ta chuyển mẫu vào bảo tồn mẫu.
Làm mẫu:
+ Dùng lam kính có kích cỡ phù hợp với mẫu vật + Dùng sợi nilong cố định mẫu vào lam kính + Ngâm mẫu bằng dung dịch Formol 10%
Hình 3.16. Dụng cụ làm mẫu vật
Cố định mẫu bảo tồn:
+ Chuẩn bị Bocal cùng kích cỡ với mẫu vật + Cho mẫu vật vào Bocal
+ Đổ dung dịch Formol 10% ngập mẫu + Đậy kín và tráng parafin lên nắp bocal
+ Bên ngoài dán Eteket (theo mẫu)
Hình 3.17. Cố định mẫu bảo tồn
Bảo quản mẫu
+ Đưa mẫu lên giá nơi thoáng mát, sạch sẽ + Định kỳ kiểm tra mẫu
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1. Kết luận
Qua điều tra tình hình sử dụng cá có độc tố tại Nha Trang - Khánh Hòa, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ người dân đánh bắt, mua bán và sử dụng còn cao chiếm 36,11% và chưa hiểu rõ các loài cá mang độc tố. Hình thức sử dụng chủ yếu làm thực phẩm và thức ăn cho động vật thủy sản
Qua thời gian thực hiện đề tài chúng tôi đã thu được tất cả 11 loài, trong 10 giống, trong 7 họ và trong 4 bộ hiện có tại Nha Trang - Khánh Hòa. Từ kết quả trên tôi có kết luận:
Những loài thuộc họ cá nóc (Tetraodontidae), họ cá nóc nhím (Diodontidae), họ cá đuối bồng (Dasyatidae), họ cá ngát ( Plotosidae) được bắt gặp thường xuyên, Loài thuộc họ cá mù làn (Scorpaenidae), họ cá bò cạp (Scorpaena), họ cá nóc hòm (Ostraciondae) ít bắt gặp
Ở Viện Hải Dương học có số lượng mẫu tương đối nhiều 31 mẫu, được đặt ở phòng trưng bày phục phục cho công tác nghiên cứu, du khách tham quan.
Tại trường ĐH Nha Trang hiện đang lưu giữ 7 mẫu thuộc họ họ cá nóc hòm
(Ostraciondae), họ cá đuối bồng (Dasyatidae), họ cá đuối quạt (Rajadae) họ cá ngát (Plotosidae), họ cá bò cạp (Scorpaena). Các mẫu đang được lưu giữ tại trường ĐH Nha Trang đều nguyên vẹn, với dung dịch bảo quản đảm tốt nhất, đặt nơi có điều kiện môi trường thoáng mát. Tuy nhiên số lượng mẫu trường ĐH Nha Trang còn hạn chế.
4.2. Đề xuất ý kiến
Tăng cường kinh phí cho các Viện, trường nghiên cứu tích cực hơn nữa vấn đề độc tố ở sinh vật độc hại ở biển, để có cơ sở cho công tác nghiên cứu, học tập. Từ đó xây dưng bộ ảnh để làm tiêu bản phục nghiên cứu và tham quan cũng như cảnh báo trong cộng đồng xã hội.
Nên có nhiều cuộc khảo sát, điều tra về thành phần, số lượng các loài sinh vật mang độc tố, đặc biệt cá biển tại khu vực Nha Trang - Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung với quy mô lớn, toàn diện và đầy đủ hơn để rút ra những kết luận
chính xác, mang tính khoa học, thực tiễn cao để có thể nhìn một cách tổng quan về hiện trạng, tình hình khai thác và sử dụng của những loài có mang độc tố, từ đó có những khuyến cáo, cảnh báo cho mọi người nhận biết và có những giải pháp phòng tránh.
Nghiêm cấm khai thác, chế biến và sử dụng những loài sinh vật biển khi chưa biết rõ về chúng, hạn chế ở mức tối thiểu số người ngộ độc và tử vong do trúng độc tố sinh vật biển.
Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện việc việc tìm hiểu độc tố ở sinh vật biển, là cở sở thiết lập tài liệu cảnh báo, danh mục các loài sinh vật độc hại và có những phương pháp phòng trị tốt nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PTS. Nguyễn Khắc Hường, 1992. Cá và sinh vật độc hại ở biển. NXB KH & KT. 2. Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Tác An và Nguyễn Phi Uy Vũ. Một số nghiên cứu về nuôi biển ở vùng nước ven bờ biển tỉnh Khánh Hòa, Hội nghị khoa học "Biển Đông 2002"
3. Đỗ tuyết Nga và ctv, 1997. Bước đầu nghiên cứu độc tố Diarrhetic Shellfish (DSP). Tuyển tập nghiên cứu biển,1999. Tập IX. Trang 286 - 295. NXB KH & KT
4. Đỗ Tuyết Nga và ctv, 1999. Điều tra Ciguatoxin ở một số loài cá rạn vịnh Nha Trang -
Khánh Hòa.Tuyển tập nghiên cứu biển, 2001. Tập XI. Trang 221 - 228. NXB KH & KT
5. Đỗ Tuyết Nga và ctv,2002. Theo dõi độc tố Tetrodotoxin trong ba loài cá nóc thu ở cửa bé (Nha Trang - Khánh Hòa).Tuyển Tập nghiên cứu biển, 2005 - tập XIV. NXB KH
& KT
6. Đỗ Tuyết Nga, Đào Việt Hà, Phạm Xuân Kỳ, Lưu Thị Hà, Cao Phương Dung, 2001.
Xác định độc tố Tetrodotoxin trong một số loài Cá Nóc thu ở Nha Trang.Tuyển tập
Nghiên cứu biển, 2003 - Tập XIII.Trang 215 - 224. NXB KH & KT
7. Nguyễn Hữu Phụng, 1999. Danh Mục Cá Biển Việt Nam, Tập V.NXB Nông Nghiệp 8. Trung Tâm thông tin KHKT & Kinh tế Thủy sản, 2001. Một số loài cá thường gặp ở
biển Việt Nam. NXB Hà Nội
9. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 2010.Trang 95. NXB Hà Nội
10. TS. Võ Sĩ Tuấn và ctv, 2004. Khảo sát và nghiên cứu sinh vật mang độc tố có thể gây
chết người ở vùng biển Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu biển, 2006 tập XV. NXB KH &
KT
11. Kodama, M. T.Ogata, T.Noguchi, J.Maruyama, & K.Hashimoto, 1983. Occurence of saxitoxin and other toxin in the liver of puffer fish Takifugu pardalis. Toxicon, 21(96), 897-900.
12. Sato, S., M.Kodama, T.Ogata, K.Saitanu, M.Furuya, K. Hirayam, & K.Kakinuma, 1997. Short communication: saxitoxin as a toxic principle of a presh water puffer, Tetraodon fangi in Thailand Toxicon, 35 (1), 137-140.
13. http://www.dostbinhdinh.org.vn 14. http://vietbao.vn
15. http://bigben01.violet.vn 16. http://www.khoahoc.com.vn 17.http://docs.google.com 18. http://www.vietlinh.com.vn
PHỤ LỤC Phiếu điều tra
Ngày điều tra: Người điều tra:
Họ và tên người được điều tra: Địa chỉ:
Nghề nghiệp: Trình độ:
Các câu hỏi trong quá trình tiếp cận với dân có sử dụng cá mang độc tố
1. Tên loài cá mang độc tố thường được dân đánh bắt đưa về sử dụng? ( Tên địa phương)
2. Các hình thức khai thác hay sử dụng
Dã cào Lưới kéo Lưới đáy Câu Hình thức khác 3. Phương pháp lưu giữ cá độc trước khi đưa vào chế biến, xử lý?
Ướp lạnh không ướp lạnh Nuôi sống(làm cảnh) 4. Phương pháp loại bỏ độc tố
Loại bỏ bộ phận chứa độc tố Loại bỏ toàn bộ nội tạng Nấu chín 5. Các hình thức sử dụng cá có chứa độc tố
Làm mỹ nghệ Làm cảnh thực phẩm 7. Bộ phận nào của cá mang độc tố
Các tia vây, gai bên ngoài Các cơ quan nội tạng( Gan, mật, ruột,tuyến sinh dục) Da Cả 3 nội dung trên
6. Nhận biết cá có độc tố qua
Nghe nói Kinh nghiệm Qua tài liệu 7. Mùa vụ khai thác
8. Cách phòng tránh những cá có mang độc tố
9. Các món ăn thường chế biến từ các loài cá mang độc tố 10. Biểu hiện khi trúng độc
C
Please, after reading to deliver to others !
C
STOP
SAU KHI ĐỌC XONG XIN VUI LÒNG CHUYỂN CHO NHỮNG NGƯỜI