II. NHỮNG KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỂN TỬ
2.1.3/ Thiếu hiểu biết:
Vấn đề này tuy đơn giản, song cũng còn khá nan giải cả hiện nay và trong thời gian tới. Nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn và hiểu mập mờ về thương mại điện tử, nhiều người được hỏi, tỏ ra không hề quan tâm đến hình thức này. Tình trạng thiếu hiểu biết đầy đủ về thương mại điện tử của các nhân viên cũng có thể làm cho hoạt động giao nhận trong doanh nghiệp kém hiệu quả và lãng phí. Nhiều người chỉ nghĩ thương mại điện tử là để trao đổi tin tức với khách hàng, đối tác bằng thưđiện tử. Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết về công nghệ thông tin, mạng, thương mại điện tử còn khiến nhiều Công ty e ngại trước các thành tựu công nghệ mới. Thái độ
luôn "nhìn nhau" trước khi áp dụng cái mới dường như là một thuộc tính cố hữu của không ít người. Họ chờ xem những người đi trước thành công hay thất bại, rồi mới có quyết định tiến hay thoái. Điều này cũng dễ hiểu bởi nhận thức của họ là hết sức mơ hồ, song lại ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử cũng như Internet và các ứng dụng công nghệ thông tin khác.
2.1.4/ Cơ sở pháp lý chuẩn bị hành lang cho thương mại điện tử
chưa đựơc hình thành.
Luật pháp là chỗ dựa cho các doanh nghiệp giao nhận hoạt động một cách hợp pháp. Các bên tham gia thương mại điện tử áp dụng trong giao nhận hàng hóa cần phải được bảo vệ về tính hợp pháp, giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, tài liệu điện tử, hợp đồng điện tử. Hiện nay ở nước ta chưa hề thấy xuất hiện một dấu hiệu nào về việc nghiên cứu và triển khai vấn đề này. Vì vậy, các doanh nghiệp giao nhận sẽ phải nhờ vào luật pháp nước ngoài để giải quyết, nếu như doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh điện tử với đối tác nước ngoài. Nếu như vậy không phải trong trường hợp nào cũng có thể thực hiện được và những điều bất lợi chắc chắn sẽ xảy ra về phía doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời các doanh nghiệp cũng hết sức nghi ngại khi tham gia vào phương thức kinh doanh này.
2.1.5/ Khía cạnh chính trị:
Nước ta là một nước xã hội chủ nghĩa. Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, trong khi đó thì chủ nghĩa tư bản đồng thời tạm lắng dịu những mâu thuẫn vốn có của nó, tạm thời đạt được những thành tựu rất lớn về nhiều mặt. Do đó có thể nói rằng nước ta đang và sẽ là mục tiêu chống phá quyết liệt của các thế lực trong và ngoài nước. Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng là hết sức quyết liệt. Những công cụ mà bọn phản động thường sử dụng là các phương tiện truyền tin, và đặc
biệt lại càng nguy hiểm hơn trước sự phát triển của Internet. Internet - một phương thức trao đổi phổ biến tin tức không biên giới, rất khó kiểm soát. Vì vậy, mặc dù phải hết sức tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Internet và thương mại điện tử thì đồng thời phải có những biện pháp che chắn cần thiết, nhằm quản lý việc sử dụng và kiểm soát nội dung thông tin trao đổi trên Internet.
Rõ ràng để quản lý và kiểm soát thành công Internet-phương tiện của thương mại điện tử không phải là một vấn đề dễ dàng. Tuy nhiên vấn đề này thiên nhiều về mặt kỹ thuật, Nhà nước và các bên hữu quan nhất thiết phải tránh quan điểm kiểm soát, quản lý bằng các biện pháp nhằm hạn chế việc tăng cường sử dụng Internet kể cả về mặt kinh tế lẫn hành chính, chẳng hạn như ban hành cước cao để hạn chế truy cập.
Trên đây là những khó khăn chủ yếu mà chúng ta đang và sẽ gặp phải. Tất nhiên đây hoàn toàn là những trở ngại không phải là cố hữu, bản chất. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được. Việc mở đường cho Internet cũng là việc chúng ta đẩy mạnh hội nhập vào thế giới, tạo điều kiện để mở rộng phát triển kinh tế đối ngoại, đặc biệt là hoạt động giao nhận ngoại thương.