Bảo vệ sở hữu trí tuệ và người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa” pdf (Trang 40 - 42)

III. NHỮNG VIỆC CÒN TỒN TẠI KHI ÁP DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

3.6.Bảo vệ sở hữu trí tuệ và người tiêu dùng

Giá trị sản phẩm ngày càng chứa trong nó hàm lượng chất xám ngày càng cao, và giá trị sản phẩm được quyết định bởi giá trị tri thức kết tinh trong đó. Chất xám (tài sản cơ bản của từng đất nước, từng tổ chức, và

từng con người) đã và đang chuyển thành “tài sản chất xám”. Thông tin trở thành tài sản, bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ có nghĩa là bảo vệ thông tin.

Ngày nay, bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền chính là bảo vệ các giá trị thông tin trên Internet/Web. Các thông tin trên mạng như: quảng cáo, nhãn hiệu thương mại, tên sản phẩm, tên công ty, tên miền, sơ sở dữ liệu, các dung liệu truyền gửi qua mạng ... đang đặt trước tình hình cần phải có một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, qui định cụ thể.

Trong thương mại điện tử, thông tin về hàng hóa đều là thông tin số hóa, khách hàng không được tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, không được nhìn, sờ mó, nếm thử ... Còn thông tin về các dịch vụ thì khách hàng không thể kiểm tra hay kiểm định chất lượng dịch vụ dẫn đến không có khả năng đánh giá chính xác chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Hoặc với các cơ sở dữ liệu, tính chính xác của nguồn thông tin cung cấp, của bản thân những thông tin đó có trung thực và có giá trị hay không là vô cùng khó xác định. Vì vậy cần thiết phải có một tổ chức, hay một trung gian đảm bảo về chất lượng hoạt động có hiệu quả. Nhà nước có thể xây dựng một khung luật pháp về chương trình hành động để có thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như uy tín của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Áp dụng thương mại điện tử trong giao nhận hàng hóa” pdf (Trang 40 - 42)