Quá trình thực hiện lưu ký chứng khoán đã phục vụ tốt cho giao dịch chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch tại TTGDCK. Công chúng đầu tư đã bắt đầu quen với khái niệm lưu ký, ghi sổ thông qua TTGDCK và một số khái niệm mới trong quá trình thực hiện quyền của cổ đông thông qua TTGDCK. TTGDCK đã thực hiện đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ cho 9 loại chứng khoán niêm yết.
NHĐT và PT Việt Nam đã thực hiện được tốt vai trò Ngân hàng chỉ định thanh toán cho TTGDCK, góp phần bảo đảm thời gian thực hiện việc thanh toán bù trừ cho các giao dịch.
Đến nay, hầu hết các thành viên lưu ký nước ngoài chưa triển khai hoạt động do các nhà đầu tư nước ngoài chưa xúc tiến các thủ tục cần thiết để tham gia giao dịch chứng khoán.
Như vậy, sau 06 tháng đi và hoạt động có thể rút ra một số nhận định về TTCK:
Mặt được:
- Lần đầu tiên một TTCK ra đời và đi vào hoạt động, mặc dù quy mô thị trường còn rất nhỏ bé, vai trò, tác động đến nền kinh tế còn hạn chế, song hoạt động của TTCK Việt Nam đã đánh dấu một bước tiến mới quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện quyết tâm xây dựng thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Từ khi bắt đầu hoạt động đến nay thị trường đảm bảo mở cửa liên tục; công tác quản lý, tổ chức giao dịch tại TTGDCK đảm bảo an toàn, nghiêm túc. Hoạt động giao dịch phục vụ khách hàng của các công ty chứng khoán, hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết bước đầu đã đi vào nề nếp, phấn đấu đưa hoạt động của thị trường theo hướng bảo đảm tính công khai, minh bạch.
- TTGDCK ra đời là bước thí điểm tập dượt ban đầu rất quan trọng. Trên cơ sở đó, kiến thức và kinh nghiệm quản lý, điều hành của UBCKNN, TTGDCK được nâng cao, kỹ năng giao dịch và kinh nghiệm của công ty chứng khoán và sự hiểu biết, làm quen với hình thức đầu tư mới của công chúng được tăng cường, qua đó, tạo ra nền móng để mở rộng, phát triển TTCK nhằm thu hút vốn đầu tư dài hạn qua hình thức phát hành chứng khoán và thực hiện việc phân bổ vốn đầu tư linh hoạt, hiệu quả qua giao dịch chứng khoán.
Mặt hạn chế:
- Việc giá cổ phiếu tăng là do lượng hàng hoá quá ít, cung quá nhỏ so với cầu. Mặt khác, khi cổ phần hoá cổ phiếu được định giá quá thấp so với giá trị thực trong khi các công ty lại trả cổ tức cao nên càng thu hút người đầu tư.
- Khối lượng hàng hoá niêm yết và giao dịch trên TTCK chưa nhiều, phạm vi hoạt động của thị trường còn hẹp (mới có 05 loại cổ phiếu được đăng ký để
niêm yết) trong khi đó nhu cầu đầu tư cổ phiếu của công chúng lớn, tạo ra sự mất cân đối giữa cung và cầu. Mặc dù UBCKNN đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và trực tiếp làm việc với một số doanh nghiệp để hướng dẫn việc tham gia niêm yết nhưng kết quả đến nay vẫn rất hạn chế.
Nhiều doanh nghiệp chưa muốn tham gia niêm yết vì thực tế họ chưa có nhu cầu về vốn (một số còn được ngân sách nhà nước cấp hoặc được vay ưu đãi). Mặt khác, tâm lý họ còn ngại kiểm toán, công khai tài chính, công bố thông tin.
- Trái phiếu Chính phủ tuy đã được đưa vào niêm yết nhưng số lượng giao dịch rất thấp. Nguyên nhân chính là do lãi suất trái phiếu thấp hơn mặt bằng lãi suất hiện nay. Lãi suất hiện hành của Ngân hàng là 7%/năm, có ngân hàng là 8%/năm. Trong khi đó lãi suất trái phiếu Chính phủ chỉ có 6,5-6,6%/năm nên không hấp dẫn người đầu tư. Trái phiếu Chính phủ phát hành qua đấu thầu, bảo lãnh phát hành đều do các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm mua và nắm giữ. Các tổ chức này đang trong tình trạng thừa vốn nên họ nắm giữ trái phiếu, không có nhu cầu bán lại và nếu có bán thì phải sau một thời gian dài.
Như vậy, qua thực tế hoạt động của TTCK trong 06 tháng có thể thấy TTCK Việt nam dưới mô hình TTGDCK đang ở trong những bước thử nghiệm ban đầu, điều này có tác động không nhỏ tới việc triển khai nghiệp vụ