Hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện nghiệp vụ cho vay của Sở giao

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: ''''''''Hoàn thiện nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam'''''''' docx (Trang 29 - 33)

I-Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Hiện tại tổ chức bộ máy thực hiện nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Công thương Việt Nam như sau:

- ở Hội sở chính tại Hà nội có: Phòng tín dụng ngắn hạn

Phòng tín dụng trung, dàI hạn

- Sở giao dịch I tại Hà Nội : 1 phòng kinh doanh

- Sở giao dịch II tại Thành phố Hồ Chí Minh: 1 phòng kinh doanh

- Các chi nhánh của Ngân hàng Công thương, mỗi chi nhánh có 1 phòng kinh doanh.

- Và các phòng giao dịch , mỗi phòng giao dịch cũng có 1 tổ kinh doanh.

Việc quản lý tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc tập trung tại Ngân hàng Công thương Việt Nam có phân cấp quản lý cho các chi nhánh vì vậy cơ cấu tổ chức thực hiện được thực hiện theo 2 cấp: tại Ngân hàng Công thương Việt Nam và tại các chi nhánh, điều đó được thể hiện khái quát qua sơ đồ số 1: tại Ngân hàng Công thương Việt Nam và sơ đồ số 2: tại Sở giao dịch và các chi nhánh.

Sơđồ 1: Mô hình quản lý tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam hiện nay (tại Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam). 1. Nhận hồ sơ của khách hàng.

2. Chi nhánh gửi hồ sơ các khoản xin cấp tín dụng vượt thẩm quyền cho bộ phận thụ lý.

3. Bộ phận thụ lý gửi hồ sơ cho bộ phận thẩm định 4. Bộ phận thẩm định thu thập thông tin.

5. Chuyển trả hồ sơ cho phòng Tín dụng (bộ phận thẩm định). 6. Bộ phận thẩm định (phòng TD) trình Tổng Giám đốc

7. Tổng giám đốc, Hội đồng tín dụng quyết định tín dụng 8. Chuyển hồ sơ trả lời Chi nhánh.

Sơ đồ 2: Mô hình quản lý tín dụng tại Sở giao dịch và các chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam .

Trong đó: Tổng giám đốc (Hội đồng tín dụng) Phòng Tín dụng Bộ phận thụ lý (tín dụng, bảo lãnh, dự án Các phòng nghiệp vụ có liên quan như: Ngoại hối Kế toán Chi nhánh ( khoản cho

vay vượt mức phán quyết) Khách hàng (1) (2) (8) (7) (6) (4) (5) (3)

1. Khách hàng lập hồ sơ gửi ngân hàng (phòng Kinh doanh)

2. Cán bộ tín dụng sử lý, lập tờ trình về khả năng khoản xin cấp tín dụng. 3. Gửi tờ trình cùng hồ sơ và ý kiến trình trưởng phòng.

4. Trưởng phòng kiểm tra hồ sơ, ghi ý kiến trình giám đốc.

5a. Giám đốc, Hội đồng tín dụng quyết định tín dụng và gửi trả lại hồ sơ 5b. Chuyển hồ sơ tín dụng vượt quyền phán quyết trình cấp trên

6a-6b. Chuyển cho phòng kế toán để giải ngân tín dụng khách hàng.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể, giám đốc chi nhánh có thể quy định trách nhiệm và quy trình thẩm định, xét duyệt các dự án, trường hợp vượt mức phán quyết các chi nhánh phải trình Tổng giám đốc xét duyệt.

Đặc điểm của mô hình tổ chức quản lý này là:

* Tất cả hồ sơ, nội dung vay, thẩm định ban đầu đều được thực hiện do cán bộ tín dụng tại chi nhánh, việc thực hiện thu nợ, xử lý nợ cũng được thực hiện theo quy trình trên, cán bộ tín dụng là người trực tiếp có quan hệ với khách hàng.

* Các phòng chức năng có trách nhiệm nghiên cứu tìm và đề xuất các biện pháp tối ưu để giải quyết những việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách cho

Bộ phận Kế toán NHCTVN Phòng Kinh doanh Khách hàng Giám đốc (Hội đồng tín dụng) Cán bộ TD (3) (4) Trưởng phòng KD (2) (5a) (5b) (6a) (6b) (1)

* Có sự phân công và kết hợp giữa các cấp quản trị trong việc xét duyệt tín dụng và quản lý quá trình sử dụng khoản tín dụng được cấp của khách hàng.

* Từng chi nhánh đều có đầy đủ các phòng và bộ phận chức năng để thực hiện hoàn chỉnh một khoản cấp tín dụng đến khi thu hồi hết nợ.

* Việc ký kết quan hệ tín dụng được thực hiện tại chi nhánh, không thực hiện tại Hội sở chính.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn tốt nghiệp: ''''''''Hoàn thiện nghiệp vụ cho vay của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam'''''''' docx (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)