Rửa bể lọc chậm

Một phần của tài liệu Tài liệu Xử lí nước cấp nông thôn ppt (Trang 29 - 30)

Rửa bể lọc chậm

Bể lọc chậm sau một thời gian sử dụng cần phải rửa sạch lớp bùn cặn trên bề mặt vật liệu lọc để duy trì tính hiệu quả của quá trình lọc. Hiện tượng tảo chết nhiều, cặn bùn dày đặc khiến tổn thất áp lực cao và chất lượng lọc không đạt yêu cầu thì cần phải tiến hành rửa bể lọc chậm. Có thể rửa bằng thủ công hoặc rửa thủy lực.

Rửa thủ công

Rút nước xuống dưới lớp cát lọc khoảng 20 cm rồi dùng xẻng, cào lấy đi trên mặt lớp cát lọc khoảng 2 - 3 cm ra khỏi bể rồi đem đi rửa sạch. Cát rửa bằng cách cho vào rổ có kích thước mặt lưới nhỏ hơn đường kính hạt cát (khoảng 0,2 - 0,1 mm) rồi đem sàng lắt trong một bể nước sạch cho các loại bùn cát tách ra khỏi vật liệu lọc và lọt ra khỏi rổ. Công việt này tuy đơn giản, dễ thực hiện, không cần thiết bị gì hiện đại nhưng cũng chiếm nhiều công lao động. Cát lọc sau khi rửa sạch, phơi cho ráo nước rồi cho trở lại bể. Bể lọc chậm sau khoảng 10 - 15 lần rửa cần bổ sung cát mới để bù hao hụt trong quá trình đem rửa.

Rửa thủy lực

Bố trí miệng tràn cao hơn lớp cát bể lọc khoảng 5 - 10 cm rồi dùng vòi phun nước sạch có áp lực phun rửa trên bề mặt lớp vật liệu lọc đồng thời cào xới liên tục trên bề mặt lớp vật liệu lọc cho các chất cặn lắng bị xới tung lên theo dòng nước trôi ra khỏi bể lọc. Cần thực hiện sao cho việc phun rửa sao cho nó tác động tẩy sạch trong phạm vi 20 - 30 cm lớp bề mặt vật liệu lọc. Bể lọc sau quá trình cào rửa khoảng 10 lần cũng cần bổ sung cát lọc để bù cho các hao hụt trong quá trình phun rửa.

Hình 5.22: Sàng rửa cát ở bể lọc chậm

Vòi xối áp lực Bể cát lọc

Một phần của tài liệu Tài liệu Xử lí nước cấp nông thôn ppt (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)