c. Một số hóa chất khác dùng để khử trùng nước
5.7.1. Làm mềm nước
Nguồn nước ở các vùng ven biển ở Việt Nam thường có độ cứng cao, biểu thị qua hàm lượng các muối Canxi và Magiê có trong nước. Nước cứng cao gây trở ngại cho sử dụng: nấu ăn lâu chín, cặn đóng trong nồi, giặt áo quần tốn nhiều xà- phòng, chế biến thực phẩm khó khăn, ... Về mặt hóa học, độ cứng của nước là tổng số đo hàm lượng các ion Ca2+ và Mg2+ trong 1 lít nước:
Độ cứng toàn phần = 24 ] Mg [ 40 ] Ca [ 2 2 (mmol/l) (5-18)
Ngoài ra, ta còn phân biệt, độ cứng carbonate là độ cứng tạm thời và độ cứng không carbonate là độ cứng vĩnh cửu. Theo qui định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì nước cấp sinh hoạt phải có độ cứng nhỏ hơn 5 mmol/l. Một số phương pháp làm mềm nước:
Phương pháp nhiệt: khi đun nước đến độ sôi 100C sẽ khử toàn bộ độ cứng carbonate và một phần nhỏ độ cứng không carbonate. Khi nước nóng sôi lên, khí carbonic hòa tan trong nước sẽ bị bốc hơi theo phản ứng:
2HCO3- CO32- + H2O + CO2 (5-19)
Ca 2+ + CO32- CaCO3 (5-20)
---
Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2 (5-21) Trong trường hợp này, do khử được CO2 và giảm độ cứng carbonate của nước nhưng lượng CaCO3 hòa tan vẫn còn tồn tại trong nước.
Đối với Magiê, quá trình khử gồm 2 giai đoạn: + Khi nhiệt độ nước còn thấp, dưới 18 C:
Mg(HCO3)2 MgCO3 + H2O + CO2 (5-22) + Khi tiếp tục tăng nhiệt độ, MgCO3 bị thủy phân theo phản ứng: