III. Việc thực trả lương tại công ty 1 Tình hình sử dụng lao độ ng
2. Tổ chức hạch toán lao động của văn phòng công ty:
Công ty tổ chức việc theo dõi tình hình sử dụng lao động vừa hạch toán theo thời gian lao động vừa hạch toán theo kết quả lao động.
2.1 Hạch toán về số lượng lao động:
Việc xác định về nhu cấu lao động nhằm đảm bảo cho công ty có
được đúng người, đúng việc vào đúng thời điểm cần thiết và đối phó linh họat với sự thay đổi của thị trường.
Đối với công nhân thuộc bộ bộ phận sản xuất: ( 121 người )
Để xác định số lượng lao động cần thiết trong năm. Công ty thường tuyển chọn công nhân có trình độ bậc tay nghề và trình độ học vấn 12/12 trở
lên.
Tuy nhiên số công nhân trong công ty hàng năm vẫn đáp ứng nhu cầu lao động nên tình hình lao động công ty ít biến động, đa số công nhân sản xuất nằm trong danh sách lao động thuộc biên chế nhà nước. Lao động ngoài danh sách thường là công nhân mới tuyển vào chưa làm hợp đồng lao động, được thử việc một năm.
GVHD:Nguyễn Tri Như Quỳnh_ SVTH:Đoàn Hà Hồng Nhung -43 -
Bên cạnh đó hàng năm công ty tổ chức một lần thi nâng bậc thợ cho công nhân nhằm để nâng tiền lương cho những công nhân làm việc lâu năm có kinh nghiệm.
Đối với nhân viên phòng ban ( 42 người ):
Thường nằm trong danh sách lao động thuộc biên chế. Số lượng nhân viên không có biến động trừ trường hợp nhân viên được chuyển công tác làm bộ phận khác, công ty mới tuyển thêm nhân viên có đủ trình độ phù hợp và chức năng nghiệp vụđảm trách.
2.2 Hạch toán về thời gian lao động:
Tổ trưởng của tổ sau khi nhận được lệnh sản xuất, tiến hành thực hiện công việc, hàng ngày ghi nhận trực tiếp ngày công của từng công nhân trực thuộc bộ phận mình quản lí vào bảng chấm công mỗi ngày 2 lần ( đầu giờ vào buổi sáng và cuối giờ vào buổi chiều ) để đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ
tránh tình trạng không làm việc mà vẫn có ghi vào bảng chấm công. Quản đốc và phó quản đốc thường xuyên giám sát việc chấm công của tổ trưởng là hợp lý chưa.
Bên cạch đó hàng ngày có nhân viên thống kê phòng tổ chức kiểm tra ghi nhận lại tình hình trên để so sánh vào cuối tháng khi tính lương. Đồng thời, căn cứ vào bảng chấm công, phiếu giao công việc, hợp đồng giao khoán, phiếu xác nhận công việc hoàn thành thực tế tại các phân xưởng để làm cơ sở để cho điểm xét duyệt khen thưởng vào cuối quý, cuối năm.
2.3 Hạch toán về kết quả lao động:
Hàng ngày tổ trưởng căn cứ vào phiếu giao công việc hoặc lệnh sản xuất xác định rõ nội dung công việc, chất lượng công việc, thời gian hoàn thành để chuyển sang phòng điều phối kiểm tra chất lượng ký xét duyệt, căn cứ vào bản vẽ của phòng kỹ thuật để tiến hành triển khai công việc, sản phẩm hoàn thành sau khi được phòng KCS chấp nhận. Khi hoàn thành công việc, tổ
trưởng báo cáo và nộp phiếu giao việc, lệnh sản xuất cho phòng kế toán, phòng kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm và lập hóa đơn để thanh toán với khách hàng.
Cuối tháng tổ trưởng căn cứ bảng chấm công, hệ số cấp bậc công việc, và số tiền khoán sản phẩm để làm cơ sở tính lương cho từng nhân viên trong tổ khi được quản đốc thông qua, sau đó quản đốc nộp bảng lương lên phòng kế toán để thanh toán lương cho nhân viên trực tiếp sản xuất.
GVHD:Nguyễn Tri Như Quỳnh_ SVTH:Đoàn Hà Hồng Nhung -44 -
2.4. Trách nhiệm tính lương:
- Đối với lương khoán sản phẩm, phải có định mức lao động do phòng điều phối sản xuất và phòng kỹ thuật phối hợp tính toán và được ban giám đốc phê duyệt. Nghiêm cấm trường hợp không có dự trù lao động hoặc không có định mức lao động cho một công việc.
- Quản đốc các phân xưởng phải lập bảng chia lương của xưởng sau khi tổng quỹ lương của xưởng được ban giám đốc phê duyệt, Sau đó gởi cho phòng kế toán đúng thời gian quy định.
- Phòng kế toán lập bảng lương cho cán bộ công nhân viên cho toàn công ty và thông báo cho từng đơn vị phòng ban biết để thực hiện việc chi trả
lương đúng thời gian quy định.
- Sau khi chia lương cho người lao động, các phòng ban, phân xưởng phải gởi về phòng kế toán bảng tính lương đã được người lao động ký nhận để
lưu chứng từ.