Cơ cấu tổ chức – nhân sự của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Hạ Hòa

Một phần của tài liệu Báo cáo Thực tập chuyên đề Huy động vốn tại agribank Phú Thọ (Trang 25 - 34)

Phát triển Nông thôn Huyện Hạ Hòa

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hạ Hòa

Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn huyện Hạ Hòa được thê hiện qua sơ đồ dưới đây

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức tại Chi nhánh

Căn cứ vào quy chế tổ chức hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn Việt Nam ban hành theo quyết định số 169/QĐ – HDDQT ngày 07/09/2000 của hội đồng quản trị giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn tỉnh Phú Thọ quy định theo chức năng và nhiệm vụ của phòng nghiệp vụ và các chi nhánh ngân hàng cấp 3, chi nhánh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn Huyện Hạ Hòa như sau:

a) Ban Giám Đốc

Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Tín Dụng Phòng Hành Chính Phòng GD Xuân Áng Phòng GD Vĩnh Chân Phòng GD Hương Xạ Phòng GD Đan Thượng

Phó Giám Đốc phụ trách công tác Tín dụng

Phó Giám Đốc phụ trách công tác Kế toán, ngân

 Giám Đốc: Giữ trách nhiệm điều hành chung các mặt hoạt động. - Nhận vốn, tài sản do nhà nước giao đê quản lý và sử dụng theo mục tiêu nhiệm vụ cấp trên giao, bảo toàn và phát triên vốn theo đúng quy định.

- Xây dựng và phát triên chiến lược dài hạn hàng tháng, hàng năm của ngân hàng. Các phương án sản xuất kinh doanh, đề án tổ chức quản lý của ngân hàng trình lên cấp trên có thẩm quyền.

- Tổ chức điều hành ngân hàng có hiệu quả, thực hiện nhiệm vụ bổ nhiệm khen thưởng cán bộ.

 Phó Giám Đốc (Gồm hai phó Giám Đốc):

- Phó Giám Đốc phụ trách về công tác tín dụng: Có trách nhiệm giúp đỡ cho Giám đốc chỉ đạo điều hành chức năng quản trị công tác tín dụng ở mức độ sâu hơn, cụ thê hơn, thực hiện chức năng kiêm soát, quản lý công tác tín dụng.

- Phó Giám Đốc phụ trách về công tác kế toán, ngân quỹ: Có trách nhiệm chỉ đạo điều hành công tác kế toán một cách chi tiết, cụ thê hơn.

b) Phòng kế toán – ngân quỹ:

- Là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng. Có chức năng hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán và các báo cáo theo quy định. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.

- Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh ngân hàng giao.

c) Phòng Tín Dụng:

- Có nhiệm vụ huy động vốn và đầu tư tín dụng. Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương, từ đó phân loại khách hàng và đề xuất ưu đãi đối với từng loại khách hàng, thẩm định và đề xuất cho vay.

- Thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng nội tệ và ngoại tệ, thực hiện bảo lãnh cho các khách hàng. Tổ chức thực hiện công tác tư vấn

khách hàng thường xuyên, nắm bắt nhu cầu khách hàng, khai thác tiềm năng của khách hàng truyền thống, đồng thời, tìm kiếm thu hút thêm khách hàng mới.

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân khắc phục và hướng khắc phục.

- Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh ngân hàng giao.

d) Phòng tổ chức hành chính:

- Có chức năng trong việc tổ chức cán bộ, nhân viên, tham mưu cho ban Giám đốc về công tác tổ chức hành chính, quản lý tài sản, xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản văn phòng, tiếp tân,...

- Phòng tổ chức hành chính trực tiếp quản lý con dấu của đơn vị, thực hiện công tác hành chính, văn thư lưu trữ. Thực hiện các vấn đề pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn cơ quan, phòng chống cháy nổ,...

- Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh ngân hàng giao.

e) Các chi nhánh ngân hàng cấp 3:

Phòng giao dịch xã Xuân Áng, phòng giao dịch xã Vĩnh Chân, phòng giao dịch xã Hương Xạ, phòng giao dịch xã Đan Thượng.

Chi nhánh ngân hàng cấp 3 hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám đốc ngân hàng huyện. Trực thuộc ở các xã, thực hiện chức năng tổng hợp của phòng tín dụng và phòng kế toán.

2.1.3.2. Đặc điểm lao động tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hạ Hòa

Tính đến 31/12/2012, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn huyện Hạ Hòa có 45 cán bộ công nhân viên, với mang lưới gồm: hai phòng nghiệp vụ, một phòng hành chính, bốn phòng giao dịch, dưới sự điều hành của Giám đốc và hai Phó Giám đốc. Đặc điêm lao động được thê hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/ 2010 2012/ 2011 Tốc độ phát triển BQ(%) Số người Tỷ trọng % Số người Tỷ trọng % Số người Tỷ trọng % +/- (%) +/- (%) Tổng Lao động 42 100 44 100 45 100 2 104,76 1 102,27 103,51 I. Phân theo Giới tính 1. Nam 17 40,48 19 43,18 22 48,89 2 111,76 3 115,79 113,76 2. Nữ 25 59,52 25 56,82 23 51,11 0 0 -2 92,00 100 II.Trình độ chuyên môn 1. Đại học, cao đẳng 27 64,29 32 72,73 34 75,56 5 118,52 2 106,25 112,22 2. Trung cấp 15 35,71 12 27,27 11 24,44 -3 80,00 -1 91,67 85,64 III. Trình độ tin học 1. Chứng chỉ A 32 76,19 29 65,91 25 55,56 -3 90,63 -4 86,21 102,53 2. Chứng chỉ B 9 21,43 13 29,55 18 40,00 6 144,44 5 138,46 141,42 3. Chứng chỉ C 1 2,38 2 4,55 2 4,44 1 200,00 0 0 100 IV. Trình độ ngoại ngữ 1. Trình độ A 13 30,95 12 27,27 10 22,22 -1 92,31 -2 83,33 87,71 2. Trình độ B 28 66,67 30 68,18 33 73,33 2 107,14 3 110,00 108,56 3. Trình độ C 1 2,38 2 4,55 2 4,45 1 200 0 0 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tổ chức cán bộ giai đoạn 2010 – 2012)

Từ bảng số liệu 2.1 ta thấy tình hình lao động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn huyện Hạ Hoà ít biến động. Trong hai năm 2010, 2011 số lao động nữ của Ngân hàng không thay đổi là 25 người và giảm xuống còn 23 người vào năm 2012. Số lao động nam trong ba năm tăng lần lượt là 2 người và 5 người so với năm 2010. Trình độ chuyên môn của lao động trong Ngân hàng luôn được chú trọng nâng cao thê hiên trong ba năm số lao động có trình độ cao đẳng đại học luôn tăng, lao động có trình độ trung cấp giảm xuống. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp công việc của Ngân hàng được giải quyết có hiệu quả cao hơn, nâng cao chất lượng công việc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Trình độ tin học của cán bộ đạt chứng chỉ A chiếm tỷ trọng cao nhưng lại có xu hướng giảm xuống trong hai năm 2011 và 2012. Chứng chỉ loại B và C tăng nhưng chiếm tỷ trọng thấp so với chứng chỉ A. Chứng chỉ loại B năm 2011 tăng 6 người tương đương tỷ lệ 144,44 % so với năm 2010, năm 2012 tăng 5 người tương ứng tỷ lệ 138,46 % so với năm 2011. Trình độ tin học của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng luôn được chú trọng nâng cao giúp cho công việc được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận tiện bắt nhịp với thời đại công nghệ thông tin hiện đại ngày nay đồng thời làm tăng sự cạnh tranh cho Ngân hàng với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

Trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng chủ yếu là loại A và B giúp cho việc giao tiếp với khách hàng nước ngoài gặp rất nhiều thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu của công việc, hoàn thành các nghiệp vụ một cách tốt hơn.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệpvà Phát triển Nông thôn huyện Hạ Hòa – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát và Phát triển Nông thôn huyện Hạ Hòa – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Phú Thọ

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một yếu tố quan trọng của hoạt động ngân hàng. Trong những năm gần đây Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn huyện Hạ Hòa đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triên công tác huy động vốn. Các hình thức huy động cũng được phong phú hơn, thích hợp với nhu cầu đa dạng của người gửi tiền như kỳ phiếu, tiết kiệm kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng. Quan hệ rộng với các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài huyện, phát huy được nội lực và tranh thủ được ngoại lực. Do đó đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo được cơ cấu đầu vào hợp lý.

Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, tuy vậy vẫn thực hiện được sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thê tình hình huy động vốn của Chi nhánh được phản ánh qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) 2011/ 2010 (%) 2012/ 2011 (%) Bình quân (%) Tổng NVHĐ 246.293 100 317.326 100 425.499 100 128,84 134,09 131,36 I. NV Nội tệ 230.010 93,39 300.011 94,54 408.667 96,04 130,43 136,22 133,29 1.Huy động từ TCKT, TCTD 22.291 9,05 24.535 7,73 19.399 4,56 110,07 78,82 93,14 Trong đó : Vay các TCTD 1.279 0,52 1.034 0,41 863 0,20 80,84 83,46 82,13 2. Huy động từ dân cư 207.719 84,34 275.476 86,81 389.268 91,48 132,62 141,31 136,90 Trong đó : GTCG 6.008 2,44 7.170 2,26 8.842 2,08 119,34 123,32 121,31 II. NV Ngoại tệ 16.283 6,61 17.315 5,46 16.832 3,95 106,34 97,21 101,67 1. Huy động TCKT 1.473 0,60 861 0,27 786 0,18 58,45 91,29 73,05 2. Huy động từ dân cư 14.810 6,01 16.454 5,19 16.046 3,77 111,10 97,52 104,01 Trong đó : GTCG 159 0,06 255 0,08 477 0,11 160,38 187,06 173,20

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm - Chi nhánh NHNo&PTNT Hạ Hòa 2010- 2012)

Qua bảng trên, ta thấy nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn huyện Hạ Hòa chiếm tỷ trọng thấp. Thực tế chi nhánh cũng mới chỉ bắt đầu huy động vốn ngoại tệ từ năm 2005 đến nay, trong 3 năm 2010 – 2012 tuy có tăng trưởng về mặt giá trị nhưng tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ trên tổng nguồn vốn lại

giảm. Năm 2010, nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ đạt 16.283 triệu đồng chiếm 6,61% tổng nguồn vốn. Năm 2011, có sự tăng lên về quy mô nguồn vốn bằng đồng ngoại tệ và đạt mức 17.315 triệu đồng, tăng về mặt tuyệt đối là 17.315 – 16.283 = 1.032 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 6,34%, tuy nhiên tốc độ tăng của nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ nên tỷ trọng nguồn vốn bằng đồng ngoại tệ trên tổng nguồn vốn đạt 5,46% giảm 1,15% so với năm trước. Đến năm 2012, nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ có sự sụt giảm cả về quy mô và tỷ trọng, về mặt giá trị nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ đạt 16.832 triệu đồng, giảm 16.832 – 17.315 = 483 triệu đồng so với năm trước, tương ứng với tốc độ giảm 2,79%.

Nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ là chủ yếu, chiếm trên 90% tổng nguồn vốn huy động. Trong 3 năm 2010 – 2012, nguồn vốn huy động bằng đồng ngoại tệ tăng trưởng cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Về mặt tỷ trọng, năm 2010, nguồn vốn huy động nội tệ chiếm 93,39% tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 chiếm 94,54%, đến năm 2012 chiếm 96,04%. Về mặt giá trị, năm 2011 đạt mức 300.011 triệu đồng, tăng so với năm trước là 300.011 – 230.010 = 70.001 triệu đồng, tương ứng tôc độ tăng 30,43%. Đến năm 2012, đạt mức 408.667 triệu đồng, tăng 108.656 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 36,22%. Bình quân trong ba năm, nguồn vốn huy động bằng đồng nội tệ tăng với tốc độ bình quân là 33,20%.

Nguồn vốn huy động tại chỗ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn huyện Hạ Hòa năm 2012 chiếm tỷ trọng 90,81% so với tổng dư nợ (trong đó tổng dư nợ là 465,560 triệu đồng), điều đó có thê là do xuất phát từ điều kiện kinh tế của một huyện miền núi sản xuất hàng hoá chưa được phát triên, tích luỹ trong dân cư thấp, dẫn đến kết quả huy động chưa được cao, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng. Nhưng xét về góc độ tổng thê thì việc huy động vốn tại địa phương của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn huyện Hạ Hòa đã tăng qua ba năm, từ đó đã góp phần cho đơn vị chủ động trong hoạt động kinh doanh và cải thiện tình hình tài chính.

Có được kết quả như vậy là do Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn huyện Hạ Hòa ngay từ đầu đã xác định được tầm quan trọng và luôn quan tâm đúng mức đến công tác huy động nguồn vốn tại chỗ, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Bên cạnh đó, chi nhánh đã giao chỉ tiêu kế hoạch tới từng cán bộ trong đơn vị, thực hiện tổng kết xét thưởng cho các cá nhân có thành tích cao trong công tác huy động vốn, thực hiện kế hoạch tuyên truyền huy động vốn với các thê thức gửi tiền, lãi suất hấp dẫn và kỳ hạn phù hợp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Kết quả đạt được là nhiều dịch vụ hỗ trợ và tiện ích khác cho khách hàng, đảm bảo an toàn tuyệt đối bảo mật cho tiền gửi, áp dụng lãi suất linh hoạt, nhã nhặn lịch sự trong giao tiếp với khách hàng nên đã thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền. Từ đó củng cố và nâng cao uy tín của Ngân hàng trên địa bàn.

2.1.4.2. Hoạt động cho vay

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn thì Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên Nông thôn huyện Hạ Hòa cũng đã nhận thấy việc sử dụng vốn là điều sống còn của ngân hàng. Tình hình cho vay của ngân hàng được thê hiện cụ thê qua bảng sau:

Một phần của tài liệu Báo cáo Thực tập chuyên đề Huy động vốn tại agribank Phú Thọ (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w