Phương pháp tiếp cận mômen tắt dần

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN CHO THIẾT BỊ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGUỒN CÔNG SUẤT – PSS (Trang 65 - 66)

5. Kết cấu luận văn

3.1.1. Phương pháp tiếp cận mômen tắt dần

Khi sử dụng phương pháp này chúng ta phải tìm các hằng số (K) của các khâu, cũng như sự ảnh hưởng của các máy phát khác nhau tác động lên một máy cụ thể, để tính toán bổ xung mômen làm giảm sự dao động được gọi là mômen tắt dần. Trong dải tần số rộng, việc phân tích một tín hiệu nhỏ được sử dụng để kiểm tra dao động tắt dần của mỗi máy phát. Để thực hiện được, trước tiên chúng ta phải tìm hàm truyền   ei  

vi ssi T s H s V s    giữa

điện áp đầu vào và mômen điện đầu ra với từng máy phát đã được tính toán. Ảnh hưởng của thay đổi tốc độ tới mômen điện được mô hình hóa thông qua hai hàm truyền: một là thông qua góc phụ tải giống như ảnh hưởng bởi thiết bị thay đổi điện áp thông qua mạng

  ei   i i T s H s s    

 , hai là thông qua tốc độ đầu vào PSS, biểu diễn   ei   i i T s H s s      .

Với 3 hàm truyền trên, biến góc quay và tốc độ của H svi  phải được giữ không đổi điều này có thể thực hiện bằng cách tạo ra quán tính của máy phát lớn. Trong việc tiếp cận không gian trạng thái, cần quan tâm đến sai lệch tốc độ icủa tất cả các máy phát giống như đầu vào, bằng cách loại một hàng của ma trận trạng thái A tương ứng với phương trình vi phân bậc ba và di chuyển cột tương ứng đến biến trạng thái nối thêm ở véctơ đầu vào. Khi đó chúng ta có thể kiểm tra ảnh hưởng của mômen điện T sei  của máy phát thứ i, giống như kết quả nhiễu trong tốc độ của các máy phát khác j. Nó cũng mang lại khá nhiều thông tin của sự tác động lẫn nhau, giữa hai máy phát ở những dải tần số khác nhau. Khi không có PSS, hàm truyền H si  thông qua góc quay của rôto cung cấp một mômen làm giảm sự dao động, nhưng máy phát này cũng có thể là cung cấp mômen có giá trị âm hay rất nhỏ nên không thể dập tắt dao động.

Đối với những máy phát quan trọng yêu cầu phải có PSS, hàm truyền H s  cung cấp thông tin của PSS khi kết nối trong hệ thống. Khi đó nó sẽ cung cấp mômen ngược với mômen dao động, thông qua biên dạng góc quay trong hàm truyền H si . Phần dương của Hij s tức là mômen tạo ra ở động cơ thứ i cho dao động ở động cơ thứ j.

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, vì hệ số khuếch đại của máy phát được chọn, các tham số của PSS như: mạch lọc thông cao, mạch bù pha,…tính toán dễ dàng, đồng thời nó được điều chỉnh thích hợp để có hệ số KPSS thông qua dải tần số.

Nhưng nó có nhược điểm là khi phân tích giá trị riêng của mômen dao động ở vòng kín, chuyển từ chế độ nhiều máy phát về chế độ một máy phát thì sẽ không đầy đủ, nên khi điều chỉnh hệ số khuếch đại gặp nhiều khó khăn. Do đó góc phụ tải dao động không chính xác.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN CHO THIẾT BỊ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGUỒN CÔNG SUẤT – PSS (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)