Hệ thống kích từ dùng máy phát điện xoay chiều tần số cao

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN CHO THIẾT BỊ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGUỒN CÔNG SUẤT – PSS (Trang 42 - 43)

5. Kết cấu luận văn

2.1.5.2. Hệ thống kích từ dùng máy phát điện xoay chiều tần số cao

Hệ thống này còn được gọi là AC − Exciter loại static diode. Trong đó bao gồm máy phát điện xoay chiều tần số cao được chế tạo theo kiểu cảm ứng, cuộn dây kích từ được

F TĐK KT2 KTMF TI TI TI TI TU MF RDC KT1

đặt ở phần tĩnh và rôto của nó không có cuộn dây. Do kết cấu răng rãnh của rôto mà khi nó quay làm cho từ thông thay đổi.

Hình 2.2: Hệ thống kích từ dùng máy phát điện xoay chiều tần số cao.

Như trên hình vẽ cuộn dây kích thích KT2 được nối tiếp với phụ tải là cuộn kích thích KTMF của máy phát đồng bộ. Trục của rôto máy phát kích thích thường được nối trực tiếp với trục của máy phát đồng bộ, khi trục của máy phát chính quay thì máy phát kích thích phát ra điện áp cấp cho bộ chỉnh lưu, để đưa ra dòng một chiều cấp cho mạch kích từ của máy phát đồng bộ. Việc điều chỉnh dòng kích thích của máy phát chính, được thực hiện bởi bộ tự động điều chỉnh dòng kích từ trong cuộn KT1 thông qua các tín hiệu phản hồi từ các khối đo lường điện áp, dòng điện.

Ưu điểm của hệ thống này là do không có vành góp công suất có thể tăng đáng kể, có thể áp dụng cho các máy phát điện có công suất từ 100 đến 300 MW. Dòng điện một chiều sau khi chỉnh lưu có chất lượng ổn định, ngoài ra thiết bị làm việc với tần số cao còn có khả năng chống được nhiễu công nghiệp.

Tuy nhiên nhược điểm chính của loại này là công suất chế tạo vẫn bị giới hạn, do tia lửa vành trượt xuất hiện khi công suất lớn (cần có vành trượt đưa điện vào stato). Ngoài ra, hệ thống này còn có hằng số thời gian lớn khoảng (0.3 ÷ 0.4)s nên độ tác động nhanh không cao. Để có được hệ thống kích từ có công suất lớn hơn, người ta chế tạo loại máy phát kích thích không vành trượt.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN CHO THIẾT BỊ ỔN ĐỊNH HỆ THỐNG NGUỒN CÔNG SUẤT – PSS (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)