Giải pháp mang tính chiến lược

Một phần của tài liệu BẢO TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 41 - 55)

Khi chúng ta muốn xây dựng chiến lược bảo tồn phố cổ, việc đầu tiên cần làm đó là phân tích đặc tính sử dụng và đặc tính xây dựng. Đặc tính sử dụng thể hiện ở những gì thuộc sở hữu tập thể (những con phố, những ngõ hẻm, những vỉa hè) cùng với mạng lưới đan xen dày đặc các đền chùa, đình, quán trà, các tụ điểm xã hội... Đặc tính xây dựng thể hiện ở việc quy hoạch. Những tòa nhà chọc trời đang mọc lên như nấm ở trung tâm Hà Nội cần phải bị dẹp bỏ sang một bên, phải được đưa ra ngoại vi thành phố để không phá hỏng quy mô của Hà Nội. Như vậy có nghĩa rằng chúng ta phải đưa ra những quy định chặt chẽ về độ cao của các tòa nhà và độ cao đó phải không được phép vượt quá chiều cao của cây cối.

Theo Giáo sư, tiến sĩ Arnold Koerte10 Quy định độ cao tối đa không chỉ được áp dụng cho các tòa nhà mà còn phải ứng dụng trong quy mô tương tác xã hội của quang cảnh thành phố, tức là người đứng dưới phố vẫn có thể nói chuyện với người trên nhà, và người ta có thể nghe thấy tiếng nói của nhau qua những tiếng ồn ào của giao thông. Chỉ có sự tương tác xã hội chặt chẽ và gần gũi qua giọng nói thực của con người (chứ không phải qua máy di động) mới có thể bảo tồn được các đặc tính nói trên của phố cổ Hà Nội”.

Qua phân tích và đánh giá các bản dự án về quy hoạch trước đây tại khu phố cổ. Nhóm nghiên cứu nhận ra rằng, một trong những nguyên nhân thất bại của các dự án quy hoạch phố cổ đó là không có sự đồng thuận từ phía người dân. Điều đó nghe có vẻ phi lý bởi nếu đây là sự thật thì không lẽ nào đa số người dân đều rất nhiệt tình trả lời các câu hỏi mà nhóm nghiên cứu đưa ra, thậm chí họ còn dành 2, 3 tiếng đồng hồ để cùng trao đổi với

10Từ website: http://vietbao.vn/Van-hoa/Tien-si-Arnold-Koerte-Bao-ton-pho-co-phai-dua- vao-dan/10842571/181/tương thích lúc 9pm 20/3/2009

nhóm nghiên cứu những suy nghĩ, tâm tư và nguyện vọng của họ. Vậy mấu chốt của vấn đề là ở đâu???

Thực ra, những người dân đang sinh sống trong một hoàn cảnh mà theo nhà sử học Lê Văn Lan11 “ trong khu phố cổ, có hơn 8 vạn người trong 100 ha, một mật độ có thể vào Guiness như chơi, ngay như tôi cũng đang ở trong một gian phòng chỉ có... 6m2, kê được một chiếc giường rộng 60cm, khách đến quá hai người là phải ngồi ra lối đi chung...” rất mong muốn nhà nước có chính sách giúp cho người dân có được điều kiện sống tốt hơn. Nhưng đó chỉ là những người dân sống trong ngõ, có nghĩa là họ không phải là những người dân sống bên ngoài và có mặt tiền để kinh doanh. Chính vì lẽ đó, vấn đề không “đồng thuận” ở đây mà các báo cáo đề ra chỉ là những người dân có cửa hàng, họ e ngại công việc kinh doanh của họ sẽ bị ảnh hưởng. Bởi thế mấu chốt của vấn đề là làm sao có thể hài hoà lợi ích của những hộ gia đình này, làm sao để họ “hiểu” tầm quan trọng của công tác bảo tồn phố cổ?

Bên cạnh đó, cũng theo nhà sử học Lê Văn Lan12 “bản thân những người dân sống tại đây còn quá ít tiếng nói, trong khi chính họ có lẽ cũng rất ít biết là người ta đang đại diện cho họ để bàn thảo những vấn đề gì... Tài sản lớn nhất của khu phố cổ, kể cả vật thể cũng như phi vật thể, tài sản có giá trị tuyệt vời nhất về mặt lịch sử và văn hóa, chính là những con người đã sống ở đây qua nhiều thế hệ, nhưng chính họ lại bị bỏ quên". Trong khi các nhà quản lý, nhà khoa học cùng nhiều "nhà" khác nữa "nói hộ" cho những người đang sống trong khu phố cổ, thì những người này hoặc không biết hoặc chỉ biết rất ít về những điều "nói hộ" đó.” Vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng, sự tham gia tích cực của những người dân khu phố cổ là yếu

11 Từ website: http://vietbao.vn/Van-hoa/Pho-co-Ha-Noi-tien-toi-di-san-the-gioi-Hanh-trinh-chua-bat- dau/20023381/181/ tương thích lúc 9pm ngày 15/3/2009

tố vô cùng cần thiết, bởi lẽ bài toán đặt ra với chúng ta cực kỳ phức tạp và cần được xây dựng, cải thiện và điều chỉnh không ngừng để có thể đáp ứng được lần lượt tất cả các vấn đề có liên quan lẫn nhau.

Đề làm được điều này, nhóm nghiên cứu mạnh dạn đề xuất một quy trình hình thành nên một bản quy hoạch phố cổ như sau, đây được coi là một bản quy hoạch mang tính cộng đồng:

Chuẩn bị cho một bản quy hoạch: Việc thiết lập một bản quy hoạch phố cổ dựa trên một quá trình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, và có sự tham gia của rất nhiều thành phần; chính quyền, các cơ quan chức năng, các chuyên gia, các nhà sử học và quan trọng nhất là những người dân sống trong đó. Trong quá trình tiến hành quy hoạch, trọng lượng của bản quy hoạch tuỳ thuộc vào sự hoà hợp giữa các bước trong việc đưa ra những quyết định cuối cùng, các bước này bao gồm:

Bước 1: Thiết lập bản thảo quy hoạch: Những người có trách nhiệm sẽ đưa ra bản thảo của quy hoạch để tham khảo ý kiến của cộng đồng. Tất cả các phương án, các kế hoạch đề xuất vẫn còn “thô” và chủ yếu dựa trên những quan điểm chủ quan hay những khảo sát về khu vực nằm trong quy hoạch.

Bước 2: Tham khảo ý kiến cộng đồng: Bản thảo này sẽ được đặt tại một nơi nào đó (có thể là văn phòng uỷ ban hoặc một nhà văn hoá chung của cả khu phố) trong thời gian từ 4-6 tuần. Tất cả những người có quan tâm (chủ yếu là những người dân trong phố cổ) có thể đến xem và đánh giá.

Bước 3: Điều tra trong công chúng: Những người có trách nhiệm trong việc thiết lập bản quy hoạch phải quan tâm đến những ý kiến

những ý kiến không đồng thuận về một quan điểm hay phương án nào đó. Những ý kiến phản đối sẽ được xem xét nếu người dân có thể đưa ra những minh chứng, những lập luận để có thể bảo vệ ý kiến của mình. Một nhóm chuyên gia sẽ được hình thành để xem xét và đánh giá các ý kiến phản hồi này.

Bước 4: Điều chỉnh: những người có trách nhiệm trong việc lập quy hoạch sẽ công khai tất cả những điều chỉnh theo ý kiến của người dân và theo ý kiến của nhóm chuyên gia. Những điều chỉnh này sẽ được đưa vào bản thảo trong một khoảng thời gian 1 tháng và tiếp tục được đem ra để xin ý kiến của người dân. Giai đoạn này chỉ được coi là kết thúc khi đa số mọi người hài lòng.

Bước 5: Thông qua: Cuối cùng bản quy hoạch sẽ được những người có trách nhiệm hoàn thành bản cuối cùng và trình cấp cao hơn xem xét, nếu nó được thông qua có nghĩa bản quy hoạch đã có sức mạnh về tính pháp lý và được cộng đồng ủng hộ.

Thứ hai là giải pháp “tái tạo lịch sử”

Nói đến phố cổ Hà Nội từ trước đến nay người ta vẫn thường nghĩ ngay tới những ngôi nhà cổ, hay hình ảnh khu phố cổ như trong tranh của Bùi Xuân Phái. Nhưng theo nhiều kiến trúc sư, cái làm chúng ta yêu quý phố cổ không phải là giá trị kiến trúc của nó, bởi hiện tại, giá trị kiến trúc của phố cổ đang mất dần, nhưng chúng ta vẫn thích ăn hàng quán ở đó, vẫn thích mua đồ ở đó, thậm chí sống ở đó… Vì thế, giá trị thực của phố cổ không phải là hình ảnh được lưu giữ trong tranh phố Phái, mà chính là tính hấp dẫn của cuộc sống trong khu vực phố cổ. Những ngành nghề truyền thống nơi đây đang bị mai một, vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể tái tạo được

những ngành nghề đó, làm thế nào để các thế hệ mai sau có thể hiểu được những ngành nghề đã từng gắn bó với từng khu phố cổ.

Chúng ta hãy cùng đến với thành phố Omihachiman, nằm cách cố đô Kyoto khoảng 40km về phía bắc. Vào giữa tháng 3, ở đây diễn ra lễ hội truyền thống Sagicho để chào đón mùa xuân13;

Omihachiman là một thành phố nhỏ từng sầm uất về buôn bán vào hồi cuối thế kỷ 16. Nhà ở của các thương gia thời đó chạy dọc phố cổ, nhỏ và yên bình. Các ngôi nhà cổ được giữ gìn rất cẩn thận.

Lễ hội Sagicho vào 14 -15 tháng 3. Thanh niên trong thành phố ăn mặc những bộ quần áo cổ truyền từ xa xưa, khiêng chiếc kiệu tế thần đi vòng quanh, vừa đi vừa cổ vũ và thậm chí múa kiệu quay tròn, rất náo nhiệt. Rất đông du khách hứng khởi cùng tham gia.

Nhóm nghiên cứu thiết nghĩ, rất nhiều thành phố trên thế giới đều có những ngày lễ như vậy. Họ coi đó như một dịp để có thể sống lại với những hoạt động cổ truyền diễn ra từ xa xưa, được cảm nhận quá khứ và hiểu hơn về mảnh đất mà mình đang sinh sống. Phố cổ Hà nội cũng có thể làm được như thế, người dân Hà nội cũng có thể tái hiện lại những ngành nghề đã từng gắn với từng con phố cổ thân yêu. Đây sẽ là dịp các thế hệ người Việt hiểu hơn về đất nước mình, yêu hơn và tự hào hơn về mảnh đất mà mình đang sinh sống và hơn hết các thế hệ mai sau tự cảm thấy có trách nhiệm hơn trong việc gìn giữ những di sản quý báu mà cha ông ta đã để lại. Đó chẳng phải một hoạt động vô cùng ý nghĩa trong dịp đại lễ nghìn năm Thăng Long đó sao?

Nếu Phố cổ Hà nội có những ngày như thế, thì vào những ngày này, nếu bạn cùng hoà mình vào dòng người dạo chơi trên những con phố. Bạn sẽ nghe thấy râm ran tiếng búa gõ vào những mảnh tôn, mảnh thiếc trắng lấp lánh, sẽ bắt gặp hình ảnh những người thợ thiếc cặm cụi làm các đồ dùng từ nhỏ đến lớn như chân đèn, thùng, chậu, gáo múc nước, hòm, bể nước...khi đến thăm phố Hàng Thiếc. Bạn sẽ được đắm chìm trong những bức tranh dân gian khi đến thăm phố Hàng Trống, được chiêm ngưỡng những đồ trang sức của các nghệ nhân khi đến thăm phố Hàng Bạc và ngất ngây trước những thiếu nữ ở phố Hàng Lược đang làm đẹp với những chiếc lược xinh xắn...Còn nhiều lắm những khu phố để ta có thể sống lại với những hoạt động của cha ông xưa kia, hãy cùng nhau lắng nghe những câu ca dao để cảm thấy yêu hơn mảnh đất này:

Rủ nhau chơi khắp Long thành Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:

Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,

Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay, Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy

Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang, Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,

Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông, Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,

Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre, Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quanh đi đến phố hàng Da, Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh.

Phồn hoa thứ nhất Long thành, Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ, Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền.

Bên cạnh đó, qua việc trao đổi với một số các chuyên gia đã từng nghiên cứu về phố cổ, trò chuyện với rất nhiều du khách nước ngoài, tâm sự với những người gắn bó lâu dài với khu phố cổ, nhóm nghiên cứu nhận ra còn rất nhiều lợi ích từ việc hình thành những ngày lễ như trên, đó là:

Thứ nhất: Đây sẽ là những bài học lịch sử sinh động nhất, có khả năng truyền đạt cao nhất đến với những người con của Hà Nội. Những nét đẹp của những ngành nghề truyền thống, những phong tục tập quán tốt đẹp từ xa xưa sẽ được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Thứ hai: Tiềm năng phát triển cho ngành du lịch là rất lớn. Vào những ngày này, không chỉ có người dân Hà Nội mà còn có rất nhiều những du khách trên thế giới háo hức được khám phá Hà Nội xưa. Những cô gái ngoại quốc có thể mặc Áo tứ thân, áo đổi vai, áo mớ ba mớ bẩ, đội nón quai thao, chân đi quốc mộc, sánh vai cùng những anh chàng ngoại quốc trong trang phục áo lam, áo gấm, áo đoạn, áo the...Khách du lịch có thể thưởng thức những món ăn truyền thống của người Việt, được tham gia vào những hoạt động của những ngành nghề truyền thống...

Thứ ba: Tài chính. Chúng ta vẫn luôn gặp khó khăn khi tìm kiếm những nguồn lực tài chính cho các dự án bảo tồn phố cổ, khó khăn trong việc giải quyết vấn đề lợi ích cho các hộ dân trong khu phố cổ. Thì thông qua những ngày lễ này chính quyền và người dân sẽ cùng bắt tay nhau trong việc gìn giữ và khai thác những nguồn lợi mà khu phố cổ đem lại. Chính quyền có thể thông qua những hoạt động này mà tìm kiếm những nguồn tài trợ từ nước ngoài, tìm kiếm sự trợ giúp của những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khảo cổ, kiến trúc, trùng tu di sản....Người dân có thể bán những đồ lưu niệm cho du khách, bán những sản vật truyền thống, cung cấp những dịch vụ mà khách du lịch yêu cầu...Vô hình chung, chính quyền và người dân sẽ có những tiếng nói chung trong công tác bảo tồn di sản.

KẾT LUẬN

Việc bảo tồn các giá trị văn hóa của quốc gia không phải là việc của riêng mỗi cá nhân hay 1 tổ chức nào, mà đó là công việc của cả dân tộc. Cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển và thay đổi. Công nghệ tiên tiến, cảnh quan kiến trúc hiện đại, đôi khi chúng ta thấy đáng quý và đáng trân trọng biết bao những gì của quá khứ…Bất chợt nhìn thấy 1 khu nhà cổ, những nét văn hóa rất riêng mà chỉ ở Việt Nam mới có mà đang hàng ngày bị xuống cấp, mất dần đi nét kiến trúc cổ, hẳn trong chúng ta không khỏi chạnh lòng. Các du khách quốc tế khi đến Việt Nam đều rất thích thú khi đến với Hà Nội, đặc biệt là khu Phố cổ Hà Nội. Nơi đây không chỉ có giá trị khi gắn với 1000 năm Thăng Long mà còn có giá trị mãi mãi sau này. Phố cổ Hà Nội là lịch sử, là nét văn hóa tự hào không chỉ của người dân thủ đô mà còn là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Hiện nay vấn đề bảo tồn và tôn tạo phố cổ đang được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, có sự hỗ trợ giúp đỡ của các nước bạn, có nhiều dự án được triển khai nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, nhóm tác giả đề tài này chỉ mong góp 1 tiếng nói xuất phát từ trái tim, từ tình yêu Hà Nội, yêu quê hương, đất nước Việt Nam để góp phần gìn giữ và bảo tồn nét truyền thống văn hóa đáng tự hào đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Roger Kain, (1981) “Kế hoạch bảo tồn”, Mansell, London

• David Watt, (2003), “Trùng tu di sản, De Montfort Expertise Limited, Leicester • Bernard M Feilden, (1997) “Bảo tồn các toà nhà cổ”, Reed Educational and

Professional Publishing. Destination magazine.

• Kerr Semple, J. (1996) “Kế hoạch bảo tồn những địa danh nổi bật cuả Châu Âu”, London

• Michael Ross, (1996) “Thủ tục và chính sách bảo tồn di sản, E&FN SPON.

Các website trong nước

• http://vietbao.vn/Van-hoa/Tien-si-Arnold-Koerte-Bao-ton-pho-co-phai- dua-vao-dan/ tương thích lúc 9pm ngày 15/3/2009

Một phần của tài liệu BẢO TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 41 - 55)