Giá trị kiến trúc, cảnh quan

Một phần của tài liệu BẢO TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 28 - 41)

Phố Cổ Hà nội với lịch sử lâu đời luôn là niềm tự hào về một di sản kiến trúc quí báu mang đậm bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Khu Phố Cổ Hà nội với những kiến trúc đặc trưng, mang đậm nét văn hoá nhưng từ 15 năm nay với sự ảnh hưởng của nền kinh tế phát triển sau thời kì đổi mới, các loại kiến trúc tự phát đã làm phã vỡ không gian Phố Cổ. Hiện nay với nhận thức được giá trị của khu Phố Cổ, thành phố Hà nội đang đưa các biện pháp để quản lý việc trùng tu khu Phố Cổ và nâng cao giá trị văn hoá lịch sử của khu Phố Cổ, cùng hoà nhịp với sự phát triển kinh tế của khu Phố Cổ.

Kiến trúc đô thị là biểu hiện văn hoá vật chất của cộng đồng được hình thành qua quá trình phát triển liên tục và tuân theo qui luật tiếp biến văn hoá. Vì vậy, nhận diện bản sắc văn hoá đô thị, có một phần quan trọng thông qua các giá trị của kiến trúc đô thị.

Khu Phố Cổ là thành phần quan trọng trong hệ thống trung tâm lịch sử của Hà Nội - nơi tập trung cao nhất mọi hoạt động của đô thị, là hình ảnh đại diện các giá trị văn hoá đô thị của Hà Nội. Phố cổ Hà nội với lịch sử lâu đời luôn là niềm tự hào về một di sản kiến trúc quí báu mang đậm bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc và xứng đáng tượng trưng cho cốt cách linh hồn của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Các giá trị văn hoá của khu Phố cổ Hà nội được nhận biết đồng thời qua các đặc trưng hình thái kiến trúc, cảnh quan đô thị và qua ý nghĩa tượng trưng của kiến trúc đô thị vốn được tạo thành bởi phương thức tổ chức, đặc thù về hoạt động kinh tế xã hội và văn hoá của cộng đồng dân cư.

Phần 2: Thực trạng phố cổ Hà Nội

Nhóm nghiên cứu đã gửi 200 mẫu phiếu điều tra cho các hộ gia đình sinh sống bên trong khu Phố cổ, 156 phiếu điều tra đã được phản hồi chiếm tỷ lệ 78%. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu đã có những cuộc phỏng vấn nhanh với rất nhiều du khác nước ngoài, 100 mẫu phiếu điều tra đã được gửi trong lúc phỏng vấn với kết quả là có 95% du khách hào hứng trả lời. Lý do của những phiếu điều tra không được trả lời là do “tôi quá bận”, “tôi không có ý kiến”.

Nghiên cứu đầu tiên ta thấy dưới đây là nghiên cứu về thời gian sống của những người dân tại phố cổ Hà Nội. Như bạn thấy trong Hình 1 dưới đây hầu hết những người dân trả lời rằng họ đã sống ở Phố cổ trên 20 năm chiếm tỷ lệ khoảng 71%, đây là những người dân sống lâu đời trong khu phố cổ.

Câu trả lời với khoảng thời gian sống từ 1 tới 10 năm chiếm tỷ lệ chỉ 9 %. Phần lớn những người được phỏng vấn là của người gốc Hà nội, họ đã sinh sống ở đây và trở thành một phần của những con phố cổ ấy. Việc sống lâu đời trong các khu phố cổ tạo nên một nét văn hóa riêng cho khu phố cổ của Hà nội, đây không chỉ là vẻ lâu đời về kiến trúc mà còn là bề dầy về thời gian gắn bó của người dân với Phố cổ.

Hình 1

(Biểu đồ về thời gian sống của người dân tại phố cổ Hà Nội qua khảo sát)

Tiếp theo là nghiên cứu về số người ở từng hộ gia đình, Hình 2 cho thấy, thông thường là từ 3 đến 5 người trong 1 hộ. Con số này chiếm 62%. Và các hộ gia đình có hơn 5 người dân là 22%. Kết hợp với các con số ở Hình 3 ở dưới, chúng ta có thể thấy một vấn đề là diện tích quá hẹp, trong khi những người trong mỗi hộ gia đình đang khá đông đúc. Vì vậy, các hộ dân đang sinh sống ở khu phố khu vực Hà Nội cũ bị sống khá bó buộc trong những căn nhà nhỏ hẹp.

Theo những nghiên cứu mà chúng tôi tìm hiểu được thì hầu hết những ngôi nhà ở phố cổ ban đầu được dùng làm các của hàng, làm nghề thủ công

và tiểu thương hộ gia đình.Tuy vậy, hiện nay phần lớn họ đã trở thành dân cư,với 2 hay 3 thế hệ cùng sống chung dưới 1 mái nhà. Trong nhiều trường hợp, một số lượng lớn người cùng sử dụng chung nhà tắm và khu vệ sinh. Với số lượng người ra tăng không ngừng khu phố cổ ngày càng trở nên chật hẹp.Sự ra tăng dân số trong các hộ dân tại phố cổ làm ảnh hưởng tới đời sống của người dân,nhu cầu về không gian sống không gian sinh hoạt được mở rộng. Phố cổ Hà nội với lối kiến trúc cổ ngày càng trở nên chật hẹp dẫn tới các nhu cầu về mở rộng kiến trúc, mở rộng khu buôn bán. Do không gian chập hẹp người dân sống trong các khu đều cố gắng mở rộng tối đa các diện tích xung quanh nên các khu diện thích chung càng bị thu hẹp. Sự ra tăng dân số cũng là nguyên nhân gây sự lộn xộn cho khu phố cổ ở Hà nội không chỉ có nhà ở mà các tập tục văn hóa cũng dần mai một.

Hình 2

( Biểu đồ về số lượng thành viên trong gia đình tại phố cổ Hà Nội qua khảo sát)

Khi được hỏi về diện tích của những căn nhà,hầu hết cảm giác là không hài lòng với diện tích nhà của họ. Nó quá nhỏ và hẹp. Hình 3 biểu thị diện tích nhà của những người được phỏng vấn chủ yếu là từ 15m2 tới 25m2, chiếm 42%. Diện tích nhà của những người dân trong khu phố cổ

từ 25m2 tới 35m2 chiếm 36%. Dù sao đi nữa, đây quả là 1 tin đáng buồn. Chúng ta có thể nhìn ở trong hình vẽ rằng, chỉ có 9% những người được hỏi sở hữu diện thích lớn hơn 35m2.

Đã khi nào bạn hỏi ngôi nhà của bạn rộng bao nhiêu và như thế có thật thoải mái cho tất cả các thành viên trong gia đình sống hay không? Thử hình dung xem một gia đình có 3 người mà sống trong một căn hộ chỉ 10- 15m2 thì sẽ thế nào nhỉ? Vậy mà tại phố cổ nơi được coi là trung tâm của Hà Nội lại có rất nhiều những gia đình như thế. Những bức ảnh mà nhóm nghiên cứu ghi lại được không khỏi khiến chúng ta giật mình.

Hình 3

Nhà chật quá, thôi đành Nhà chật nên bữa ăn “Sàn thủng” một cách giao treo xe đạp lên vậy. cũng phải chia làm nhiều ca lưu với nhà dưới

Cấu trúc gia đình hiện đại chiếm ưu thế trong Phố Cổ. Theo điều tra của HIS, trung bình mỗi gia đình ở đây có 4,2 thành viên. Về cơ bản, cấu trúc gia đình hạt nhân vẫn được duy trì với 62,05% gia đình có 4-5 thành viên. Ngoài ra, gia đình có từ 1-3 và trên 5 thành viên chiếm tỉ lệ tương ứng là 16,45% và 21,5%. Nhìn vào bảng 1 sẽ thấy sự chênh lệch giữa quy mô gia đình với diện tích căn hộ, trong 26 hộ gia đình có số thành viên từ 1-3 người đã được khảo sát, không có hộ nào có diện tích nhà trên 35m2, cũng với số thành viên như vậy thì có tới 13 gia đình có diện tích từ 10-15m2. Có tới 46 căn hộ được khảo sát có 4-5 thành viên sống trong những căn hộ chỉ có diện tích từ 15-25m2, có nghĩa là mật độ là 3,75-5m2 /người. Hầu hết những người dân ở đây đều cảm thấy không hài lòng về không gian và diện tích sống quá nhỏ hẹp này.

10-15m2 16-25m2 26-35m2 Trên 35m2 Tổng cộng 1-3 người 13 12 1 - 26 4-5 người 6 46 43 3 98 Trên 5 người 1 9 13 11 32 Tổng cộng 20 67 57 14 156 Bảng 1

Phố cổ HN được hình thành từ thế kỷ thứ15. Hầu hết các căn hộ ở Phố cổ được xây dựng rất kiên cố và có tuổi thọ rất lâu dài. Một nửa số căn nhà đã khảo sát có tuổi thọ trên 200 tuổi, 38% số căn nhà có tuổi thọ 150-200 tuổi và 12% là những căn nhà từ100-150 năm tuổi thọ. Với những nét kiến trúc rất riêng biệt, những ngôi nhà ở phố cổ đã tạo nên những nét văn hoá không chỉ của riêng khu phố này mà còn là một nét đặc trưng mỗi ai đó nhắc đến đất Hà Thành. Những du khách trong và ngoài nước khi dạo quanh khu phố cổ đều cảm thấy tò mò và thích thú về những ngôi nhà ấy (Hình 4).

Hình 4

Do thời gian sử dụng đã lâu nên hầu hết các ngôi nhà tại đây đã bị xuống cấp. Bên cạnh đó thì việc bảo tồn không theo một quy hoạch tổng thể thống nhất nào nên vẫn chưa thực sự hiệu quả. Có đến 50% số người được phỏng vấn cho rằng ngôi nhà của họ đang trong tình trạng xấu, 35% cho rằng những ngôi nhà đang xuống cấp nghiêm trọng, chỉ có 15% đánh giá những ngôi nhà là khá ổn và không có ngôi nhà nào được đánh giá là rất tốt.

Hình 5

( Biểu đồ về chất lượng ngôi nhà tại phố cổ Hà Nội qua khảo sát)

Khi tiến hành điều tra về mức độ hài lòng với điều kiện sống hiện tại của cư dân phố cổ, con số đưa ra làm chúng ta không khỏi giật mình, chỉ có 16% những người được hỏi thầy rằng “ tạm hài lòng” với cuộc sống ở phố cổ hiện nay trong khi đó lên tới 67 % lại cho rằng chất lượng, điều kiện sống ở phố cổ không đáp ứng được những nhu cầu sống tối thiểu của họ (Hình 6).

Hình 6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Biểu đồ về sự hài lòng với điều kiện sống ở phố cổ Hà Nội)

Trong số những người được hỏi cảm thấy hài lòng với điều kiện sống ở phố cổ thì có tới 88% là những người đang kinh doanh buôn bán tại phố cổ . Một lý do nữa đó là phố cổ nằm tại trung tâm của Hà Nội, họ cảm thấy rất thuận tiện trong việc giao thông đi lại, đi làm, đi học hoặc các công việc khác... tỷ lệ này lên tới 73% những người được phỏng vấn.

Hình 7

Với những người cảm thấy rất bức xúc, không hài lòng về điều kiện sống ở phố cổ thì cho rằng lý do chính đó là họ đang sống trong những ngôi nhà rất chật hẹp, thiếu không gian. Thông thường mỗi gia đình thường có từ 4-5 người nhưng diện tích đất chỉ đủ cho hai người sinh hoạt thoải mái.

Nhà cửa ở phố cổ hiện nay đang bị xuống cấp nặng nề, môi trường sinh hoạt mất vệ sinh trầm trọng là lý do mà 78% số người được hỏi cho rằng họ không thoả mãn với điều kiện và môi trường sống ở phố cổ. Một số người cho rằng họ lại không chịu được tiếng ồn và sự đông đúc ở đây. Nằm tại vị trí trung tâm của thủ đô Hà nội, phố cổ Hà nội thu hút rất nhiều khách du lịch, ở đây mọc lên rất nhiều nhà hàng khách sạn, các trung tâm mua sắm. Có rất nhiều lý do làm cho người dân ở đây không thấy thoải mái với cuộc sống hiện có lý do chủ yếu chiếm 93% là do diện tích quá nhỏ hẹp.

Hình 8

Phố cổ chẳng còn là phố cổ nữa???

Vâng, một nhận xét có lẽ khiến những người dân Việt Nam cảm thấy thực sự đau lòng. Chúng ta hãy cùng xem đánh giá của Ban quản lý Phố cổ về thực trạng hiện nay9:

Trên 90% di tích khu phố cổ bị lấn chiếm: Khu phố cổ có 122 di tích lịch sử và văn hóa, trong đó có 97 di tích lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng, 25 di tích cách mạng, kháng chiến. Theo báo cáo của ngành Văn hóa Thông tin, trên 90% số di tích trong khu phố cổ đã bị lấn chiếm.

Trong số 300 ngôi nhà cổ ở Hà Nội, thì chỉ có khoảng 10% ở trong tình trạng bảo quản tốt, số còn lại hoặc là xuống cấp hoặc ít nhiều bị biến thể (cải tạo, cơi nới). Số những ngôi nhà xuống cấp, thì hầu hết các hạng mục như kết cấu bộ khung nhà, phần tường, mái... đều hư hỏng.

Số những ngôi nhà "biến thể" một, hai nếp (thường là nếp bên trong) lên 2 tầng, thậm chí lên 3- 4 tầng, hoặc cải tạo sân thành nơi ở chiếm số lượng khá nhiều. Bản thân nhà 47 Hàng Bạc được coi gần như "tiêu biểu" cho nhà cổ Hà Nội với những họa tiết trang trí rõ nét ở phần cổ diêm, mái ngói ta, tường hồi giật cấp... thì nếp nhà trong cùng cũng đã bị bêtông hóa thành nhà 3 tầng.

Có lẽ, không một khu phố cổ nào không có sự xây dựng trái phép. Trong hai ngày đi nghiên cứu khảo sát thực địa, nhóm nghiên cứu đã ghi lại rất nhiều những bức hình của những ngôi nhà “hiện đại” mà đáng nhẽ đó phải là những ngôi nhà “cổ”. Và một sự thực đau lòng rằng, nếu cứ tiếp tục buông lỏng trong quản lý xây dựng, tiếp tục “nhẹ tay” trong việc xử lý vi phạm như thế này thì trong tương lai, khi chúng ta vào thăm Phố cổ, tìm một ngôi nhà cổ theo đúng nghĩa chắc chắn phải “mỏi mắt kiếm tìm”.

Sau đây chỉ là một số trong bộ sưu tập “hoành tráng” của nhóm nghiên cứu về tình hình vi phạm xây dựng tại khu Phố cổ:

Một ngôi nhà “hiện đại”nằm xen giữa hai Nhìn từ trên cao, một câu hỏi đặt ra “chúng ngôi nhà cổ tại phố Hàng Bè ta còn bao nhiêu nhà cổ để bảo tồn???”

Phố “cổ” Mã Mây Sự kết hợp giữa” hiện đại” và “ cổ kính” tại Hàng Bạc

Chương IV

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Trong chương này, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra một số giải pháp trong trước mắt và giải pháp mang tính chiến lược với mong muốn góp một phần nào đó vào công cuộc “bảo vệ” và gìn giữ những nét đẹp của Phố cổ Hà nội.

1. Giải pháp trước mắt:

Thứ nhất, về phía Chính phủ: giải pháp đưa ra là cần có những văn bản cụ thể hướng dẫn bảo tồn, duy trì nguyên trạng của khu phố cổ. Những văn bản đưa ra cần có sự chính xác, chi tiết và rõ ràng dễ thực thi và mang tính hiệu quả cao. Hiện nay chúng ta đã có Quyết định 70/BXD/KT-QH, đây là Quyết định của Bộ trưởng Bộ xây dựng phê duyệt quy hoạch bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu phố cổ Hà Nội. Thế nhưng, thực tế là văn bản này chưa phát huy tác dụng mà các nhà hoạch định mong muốn, hiện tượng xây dựng trái phép vẫn diễn ra ngày một nhiều hơn. Bởi vậy, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu những “văn bản” có tính thực tiễn hơn nữa để có thể ngăn chặn và xử lý thích đáng những công trình vi phạm trong khu Phố cổ.

Thứ hai Chúng ta cần xây dựng ngay một hệ thống tư liệu về khu phố cổ để làm tư liệu khi có đủ tiềm lực tài chính, hoặc có chuyên gia hỗ trợ để trùng tu tái tạo.

Phố cổ Hà Nội gắn với đời sống của người dân thủ đô rất giàu truyền thống và đậm nét văn hóa đặc trưng. Để thực bảo tồn quy hoạch rất cần các tư liệu về phố cổ. Không chỉ về mặt kiến trúc mà còn về các nét văn hóa,

phong tục tập quán của người dân thủ đô. Tư liệu ở đây có thể là hệ thống ảnh hệ thống các hiện vật còn lưu giữ được, các sách về nét văn hóa đặc biệt hơn là phải lưu giữ được những phong tục tập quán, hình ảnh các phố nghề những nét đặc trưng của người sống trong phố cổ.

Hệ thống các bức ảnh và sách, văn bản có thể là tư liệu xuyên suốt các quá trình lịch sử, cách thức sinh hoạt cộng đồng tới cuộc sống hàng ngày là các nét văn hóa trong phố cổ. Là cơ sở nghiên cứu là căn cứ cho việc tái tạo lịch sử khu phố cổ Hà Nội. Ngoài việc thu thập từ các nguồn sẵn có, các nguồn như trong khu dân cư hay của những người ngoại quốc cũng cần được quan tâm.

Các hiện vật tái hiện cuộc sống hiện nay, trang phục, đồ dùng hay các

Một phần của tài liệu BẢO TỒN PHỐ CỔ HÀ NỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 28 - 41)