1.3. Minh họa thẩm định tài chính thẩm định
1.3.3.1 Khía cạnh thịt trường của dự án Sự cần thiết phải đầu tư
• Tình trạng thiếu phôi thép tại Việt Nam trong những năm qua:
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết: “Mặc dù những năm qua, ngành thép đã có tốc độ phát triển nhanh chóng đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu nội địa về các loại sản phẩm thép (trong đó có một số chủng loại sản phẩm đáp ứng từ 80-100% nhu cầu nội địa) và đã khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thế nhưng, sự phát triển của ngành thép còn thiếu tính bền vững, chậm khắc phục tình trạng mất cân đối giữa thượng nguồn (sản xuất phôi) và hạ nguồn (cán thép)”.
Số liệu thống kê cho thấy, cả nước hiện có 60 doanh nghiệp cán thép qui mô từ 10.000 đến 500.000 tấn/năm và hàng trăm cơ sở cán thép nhỏ lẻ công
suất dưới 10.000 tấn/năm có khả năng sản xuất khoảng 6 triệu tấn thép dài/năm.
Trong khi đó, năng lực luyện phôi trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu cán thép. Công nghệ lại lạc hậu (từ những năm 70-80 của thế kỷ trước), chủ yếu là lò điện hồ quang. Khoảng 75-80% nhu cầu phôi thép là nhập từ bên ngoài. Chính vì vậy, mỗi khi thị trường thế giới biến động, ngành thép Việt Nam lại phải “gồng mình” lên gánh chịu thiệt hại, thị trường thép trong nước cũng không tránh khỏi lao đao.
Yếu kém của ngành thép còn thể hiện ở chỗ, phần lớn các cơ sở sản xuất qui mô vừa và nhỏ phân bổ rải rác khắp nơi, đầu tư manh mún, chắp vá, yếu về tiềm lực tài chính, không có chiến lược phát triển lâu dài và hội nhập nên chưa đạt qui mô làm đối trọng với các nhà sản xuất lớn khi hội nhập WTO.
• Quy hoạch sản xuất thép và phôi thép tại Việt Nam của Chính phủ: Để tạo điều kiện cho ngành sản xuất thép của Việt Nam phát triển đáp ứng nhu cầu của các ngành xây dựng, cơ khí ... trong nước sẽ phát triển mạnh trong tương lai, Chính phủ đã có nghiên cứu, dự báo và quy hoạch phát triển ngành thép đến năm 2025.
Theo Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 4/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Mục tiêu phát triển ngành thép là khuyến khích sản xuất phôi thép trong nước để giảm bớt lượng phôi thép NK , đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế, tăng cường xuất khẩu. Cụ thể mục tiêu sản xuất phôi thép như sau:
Năm 2010 Đạt 3,5-4,5 triệu tấn
Năm 2015 Đạt 6-8 triệu tấn
Năm 2020 Đạt 9-11 triệu tấn
Quyết định cũng định hướng công nghệ sản xuất cho các nhà máy khởi công xây dựng từ 1/1/2011 trở đi ngoài công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, thiết bị đồng bộ có tính liên hợp cao, suất tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng thấp và còn phải thỏa mãn điều kiện sau:
- Lò cao (BF) có dung tích hữu ích không nhỏ hơn 700 m3.` - Lò điện (EAF) có công suất tối thiểu 70 tấn/mẻ.
- Lò thổi oxy (BOF) có công suất tối thiểu là 120 tấn/mẻ.
• Cân đối nhu cầu phôi thép và khả năng sản xuất phôi thép trong nước:
Căn cứ theo quy hoạch của Chính phủ đề ra cân đối giữa cung và cầu phôi thép trong thời gian tới như sau:
Chỉ tiêu
SX thép TP (Tr.tấn)
Nhu cầu phôi thép (Tr.tấn) SLg SX phôi trong nước (Tr.tấn) Tỷ lệ đáp ứng Năm 2006 7,2 7.5 1.4 18.67% Năm 2010 8.1 - 8,5 8.5-8.9 3.5-4.5 45.98% Năm 2015 17.5- 19 18.4-20 6-8 36.46% Năm 2020 23 – 28 24.2-29.4 9-11 38.76% Năm 2025 30 - 35 . 31.5-36.8 12-15 39.53%
Như vậy, theo quy hoạch của Chính phủ, sản lượng phôi thép sản xuất trong nước phải tăng tỷ lệ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất thép thành phẩm trong nước từ khoảng 20% hiện nay lên khoảng 38% vào năm 2020.
Việc thiếu hụt phôi thép cũng được thể hiện rất rõ khi xem xét các nhà máy sản xuất phôi thép và sản xuất thép thành phẩm đang hoạt động và đang làm thủ tục cấp phép, xây dựng tại Việt Nam hiện nay:
Dự báo khả năng đáp ứng nhu cầu phôi thép của các nhà máy sản xuất đến năm 2010 như sau:
TT Nhà máy Công suất
1 Công ty gang thép thái nguyên 600,000
2 Công ty thép Vạn Lợi 200,000 3 Công ty thép Hoà Phát 200,000 4 Công ty thép Đình Vũ 200,000 5 Công ty thép Việt Ý 500,000 6 Công ty thép Hà Tĩnh 300,000 7 Công ty thép Bắc Kạn 300,000 8 Công ty thép Việt Úc 500,000 9 Công ty thép Việt 400,000
10 Công ty thép Miền Nam 500,000
11 Công ty thép Hưng Yên 200,000
12 Công ty thép Hưng Thịnh Phát 500,000
Tổng năng lực sản xuất 4,400,000
Ngoài các dự án trên, dự án đầu tư sản xuất khu liên hợp gang thép Thạch Khê với công suất 4 triệu tấn phôi/năm cũng đang được triển khai xây dựng. Tuy nhiên đây là dự án lớn, mục đích chủ đầu tư là sản xuất theo dây truyền khép kín, từ nguyên vật liệu phôi chuyển sản xuất thép thành phẩm luôn trong khu liên hợp. Vì vậy sản phẩm phôi thép của Công ty không được bán ra thị trường
• Dự báo sản lượng thép thành phẩm tăng mạnh trong những năm tới đòi hỏi nhu cầu phôi thép tăng cao:
Chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm 2007 đã có tới 5 dự án liên hợp được cấp phép và ký kết liên doanh và nếu tính tổng cộng các dự án đã được cấp chứng nhận và đang làm luận chứng phải lên tới 8 dự án. Thậm chí, một doanh nghiệp Việt Nam trong vòng 2 tháng ký với hai đối tác làm 2 liên hợp cỡ 5 - 10 triệu tấn. Cụ thể như sau:
Tên dự án Tổng vốn
đầu tư
Cống suất (Tr.tấn)
Liên doanh Posco – Vinashin 4 tỷ USD 4 – 5 Dự án TATA - Việt NamSteel (Vũng Áng, Hà Tĩnh) 3,35 tỷ USD 4 – 5 Liên doanh Lion Group (Maylaysia) - Vinashin (Ninh
Thuận).
7,3 tỷ USD 8
Công ty FRRO China (Trung Quốc). 5 tỷ USD 10
Tập đoàn Samoa Qian Ding Group (Đài Loan). 700 triệu USD
0,72
Dự án của Posco (Bà Rịa - Vũng Tàu). 1,1 tỷ USD 4,6
Dự án liên doanh Essar Steel - Việt Nam Steel - Geruco. 527 triệu USD
2
Tổng 38.8 tr.tấn
Tuy theo phân tích của hiệp hội thép Việt Nam cho thấy có một số dự án nêu trên tính khả thi không cao như:
Việc lựa chọn những đối tác làm liên hợp không đủ tầm cỡ, thí dụ, chọn Tycoon là nhà sản xuất thép cuộn trong khi công ty này không nhiều kinh nghiệm sản xuất thép dẹt mà chỉ mới có nhà máy cán nóng và cán nguội sản xuất năm 2006. Tiếp theo là nhà đầu tư 10 triệu tấn thép cao cấp của Công ty FRRO China, cũng không có trong danh mục các nhà sản xuất thép của Trung Quốc và con số 10 triệu tấn thép cao cấp/năm là không tưởng với thị trường Việt Nam và khu vực (hiện nay Việt Nam mỗi năm chỉ tiêu thụ khoảng 20 vạn tấn thép chất lượng).
Nhà đầu tư Samoa Qian Ding Group (Đài Loan) của dự án thép không gỉ cũng là một công ty không có tiềm năng bởi vì tiền làm luận chứng thực tế vẫn còn chưa trả được, liệu bao giờ có vốn để đầu tư 700 triệu USD cho nhà máy. Ngay cả với công suất 72 vạn tấn thép không gỉ cũng không dễ tiêu thụ vì ở khu vực Đông Á, đã có nhiều nước có sản lượng thép không gỉ rất lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc. Vốn đầu tư của các dự án này cũng khó tin, khi mà các nhà máy ở Hàn Quốc đầu tư liên hợp 7 triệu tấn/năm thì vốn phải là 5,58 tỷ USD; liên hợp Dragon Steel (Đài Loan) công suất 2,268 triệu tấn/năm
cũng lên tới 3,33 tỷ USD. Hay như nhà máy Ningbo Iron and Steel (Trung Quốc) đầu tư liên hợp cuộn cán nóng, nguội công suất 4 triệu tấn/năm cũng ngốn 2,18 tỷ USD...Vậy mà dự án liên hợp Dung Quất của Tycoons sản xuất 5 triệu tấn/năm chỉ vỏn vẹn 1,056 tỷ USD.
Nhưng nhìn chung quá trình sản xuất thép thành phẩm sẽ phát triển rất mạnh trong tương lai, đòi hỏi một sản lượng phôi thép rất lớn để đáp ứng.
• Như vậy rõ ràng với việc mục tiêu phát triển phôi thép như trên thì trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và có thể xa hơn nữa Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng thiếu nhiều (khoảng trên 50%) phôi thép để sản suất thép thành phẩm.
• Thời gian qua, việc phát triển ngành thép thiếu quy hoạch, tập trung nhiều vào sản xuất thép xây dựng mà không quan tâm phát triển sản xuất thép nguyên liệu, vì vậy ngành thép phụ thuộc lớn vào việc nhập nguyên liệu. Để bảo đảm ngành thép Việt Nam phát triển bền vững, đủ sức cạnh tranh với ngành thép khu vực và thế giới cần phải phát triển các nhà máy sản xuất gang, phôi thép.
Vì vâỵ việc dự án nhà máy phôi thép Hưng Thịnh Phát ra đời và đi vào hoạt động sẽ góp phần đáp ứng một phần nhu cầu thiếu hụt phôi thép trong giai đoạn hiện nay. Đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu của Chính phủ về quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007-2020 đáp ứng đủ nhu cầu phôi thép trong nước và có hướng đến xuất khẩu.