Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại ngân hàng seabank (Trang 56 - 61)

- Thường xuyên phối hợp các ban thẩm định trong chi nhánh ngân hàng và các ngân hàng khác để trao đổi thực tập, kinh nghiệm, cung cấp thông tin thẩm định cho các bộ.

- Ngân hàng và các cán bộ thẩm định tăng cường, tích cực thu thập, phân tích thông tin về các chương trình phát triển của ngân hàng, bộ ngành… cũng như tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó ngân hàng sẽ lên các kế hoạch tiếp cận cụ thể với các chính sách , từ đó có các biện pháp thích hợp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

- Ngân hàng tiếp tục nâng cao chất lượng của hoạt động thẩm định: tuân thủ các quy trình thẩm định của ngân hàng.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ thẩm định.

Từng cán bộ phải không ngừng nghiện cứu, tìm hiểu kỹ và áp dụng triệt để quy trình tín dụng của ngân hàng.

Tăng cường công tác hội thảo, hướng dẫn nghiệp vụ với các cán bộ mới, cũng như giữa các cán bộ trong phòng, chi nhánh hay trong toàn hệ thống.

Sưu tầm, thu thập xử lý thông tin kinh tế kỹ thuật một cách thường xuyên trên mọi lĩnh vực.

2.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án. án.

2.2.1. Về quy trình thẩm định tài chính.

Quy trình thẩm định được ban hành thống nhất toàn hệ thống, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần có một số giải pháp để hoàn thiện quy trình thẩm định như sau;

Quy trình thẩm định mang tính tổng hợp, quy định chung cho tất cả các loại dự án, mà chưa chi tiết cụ thể cho từng loại dự án. Tuy nhiên ngân hàng cũng không thể ban hành quy định thẩm định cho từng dự án. Nhưng điều này có thể được khắc phục khi ngân hàng sẽ quy dự án vào từng ngành và lập quy trình thẩm định theo từng ngành đó. Qua đó sẽ tránh cho cán bộ thẩm định gặp lúng túng trong quá trình thẩm định, tránh tình trạng phân tích sơ sài, còn những nội dung có ít tầm quan trọng thì lại thẩm định sâu là không cần thiết.

Ngân hàng nên giao quyền chủ động hơn nưa cho các phòng thẩm định tại các chi nhánh dự án đầu tư. Đồng thời với việc giao quyền cũng phải gắn liền với trách nhiệm để đảm bảo cho hoạt động thẩm định dự án ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

2.2.2. Về phương pháp thẩm định.

Phương pháp thẩm định giữ một vai trò quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy cần phải có phương pháp thẩm định phù hợp.

Với các dự án kinh tế kỹ thuật quan trọng thì ngân hàng nên áp dụng phương pháp thẩm định so sánh đối chiếu các chỉ tiêu., bởi phương pháp này cho phép cán bộ thẩm định so sánh đối chiếu các chỉ tiêu tài chính cũng như các chỉ tieu khác của dự án với các dự án khác cùng loại hoạc các dự án đang hoạt động. Ngân hàng có thể đối chiếu một số chỉ tiêu quan trọng như là:

- Các chỉ tiêu tổng hợp: cơ cấu vốn đầu tư, suất vốn đầu tư. - Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của dự án đầu tư.

Đối với các dự án mới mà ngân hàng chưa từng thẩm định, ngân hàng nên áp dụng phương pháp dự báo., điều tra để tiến hành phân tích cung cầu thị trường, đánh giá giá cả thiết bị công nghệ, nguyên liệu phục vụ dự án. Tuy nhiên khi dự báo các chỉ tiêu sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả thẩm định nên cán bộ thẩm định nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Với các dự án quen thuộc, ngân hàng thẩm định theo trình tự đánh giá hiệu quả dự án.

Tuy nhiên cho dù áp dụng nhiều phương pháp, nhưng thẩm định dự án không thêt thiếu phân tích độ nhạy. Đây là phương pháp tuy tiến hành khó hơn các phương pháp khác nhưng lại là phương pháp hiệu quả nhất, khi phân tích nhưng biến đổi của dự án.

Do vậy, hoàn thiện hoạt động thẩm định, cán bộ thẩm định phải lựa chọn phương pháp chính xác, phù hợp với dự án để cho kết quả thẩm định tốt nhất.

2.2.3. Về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư.

Mặt nội dung thẩm định giữ vai trò then chốt trong thẩm định dự án. Về khía cạnh tài chính, ngân hàng nên chủ động trong một số nội dung sau:

-Thẩm định tổng vốn đầu tư, chi phí của dự án.

Hầu hết việc xác định mục này đều dựa trên cơ sở dự án đầu tư. Nhưng trong phần này ngân hàng nên tính lại tổng mức đầu tư dựa trên các dự án cùng loại và so sánh đối chiếu các chi phí của dự án với các dự án cùng loại trước đây.

- Về việc xác định lãi xuất chiết khấu, Lãi xuất chiết khấu phải được xuất phát từ tình hình thực tế của mỗi dự án. Thực tế hiện nay việc xác định lãi suất chiết khấu của dự án khá chính xác bởi phương pháp bình quân gia quyền. Tuy nhiên ngân hàng nên đưa ra những quy định cụ thể trong việc xác định chi phí sử dụng các nguồn vốn khác nhau để đảm bảo tính thống nhất trong việc xác định lãi xuất chiết khấu.

- Về việc xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

Các chỉ tiêu tài chính được hướng dẫn một cách chi tiết trong quy trình thẩm định của SeAbank. Việc tính toán theo hướng dẫn đó khá dễ dàng. Tùy vào mỗi dự án mà các chỉ tiêu tài chính có những ỹ nghĩa quan trọng khác

nhau. Do đó muốn đánh giá chính xác, cán bộ thẩm định phải có những sự hiểu biết sâu sắc về chỉ tiêu.

Trong quá trình tính toán việc sai xót là có thể xảy ra, nếu các số liệu quá phức tạp, không bóc tách thành khaonr mục cụ thể. Mặc dù đã có những hướng dẫn cụ thể nhưng trong phần tính toán vẫn bọc lộ những sai sót về quy trình và phương pháp. Vì vậy cần có sự thống nhất, yêu cầu bắt buộc với cán bộ thẩm định tuân thủ theo hướng dẫn khi lập báo cáo thẩm định.

2.2.4. Tăng cường đầu tư thiết bị phục vụ thẩm định tài chính.

Hiện tại ngân hàng đã trang bị cho cán bộ thẩm định những thiết bị thẩm định. Mỗi cán bộ sử dụng một máy tính kết nối ơcos đầy đủ các phần mền ứng dụng phân tích, tính toán: microsoft excel, Risk master, Riods--- Điều này tác động tích cực, giúp cán bộ thẩm định chủ động và thuận tiện trong việc tìm kiếm phân tích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thẩm định, ngân hàng tích cực nâng cao bảo dưỡng máy tính chó hệ thống. Ngân hàng nên có những chính sách hỗ trợ ngân hàng về máy tính xách tay cho cán bộ. Điều này giúp cán bộ chủ động và kịp thời lưu trữ tài liệu, phân tích tình hình và kịp thời bào cáo. Bên cạnh đó phải luôn luôn đảm bảo sự ổn định của mạng thôn gtin nội bộ.

Hiện nay tình hình phân tích dự án ngày càng khó khăn phức tạp. Do vậy nâng cao trình độ vi tính cảu cán bộ là yêu cầu quan trọng. Ngân hàng không chỉ mua và cập nhật các phần mền truyền thống mà còn pahir chú trọng đến những phần mền có khả năng mô hình hóa, ứng dụng.

2.2.5. Nâng cao h ệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.

Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định không những phải có ý thức thu thập thông tin cho dữ liệu trong ngân hàng và các cùng thông tin khác mà còn phải đóng góp thêm dữ liệu vào hệ thống thông tin đó.

Những nguồn thông tin mà cán bộ có thể thu thập: - các thông tin thực tế về dự án và doanh nghiệp.

- Thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp mà SeAbank có quan hệ cùng.

- Thông tin từ văn bản pháp lý của Nhà nước, ngân hàng trung ương, và các ngân hàng khác.

- Thông tin về cơ quan nghiên cứu, cá chuyên gia và phương tiện thông tin đại chúng.

Trong đó ngân hàng đặc biệt chú trọng đến những thông tin:

- Các thông số về doanh nghiệp sản xuất, được phân chí theo cùng một nhóm ngành.

- Mức cầu về sản phẩm, sản phẩm có thể thay thế trong những năm qua để thấy được tốc độ tăng trưởng cho từng loại sản phẩm. Trong tương lai liệu sản phẩm đó còn khả năng phát triển hay không.

- Mức cung thực tế của doanh nghiệp trên thị trường vào thời điểm hiện tại và trong tương lai như thế nào.

- Cán bộ thẩm định tích cực thu thập các thông tin giá cả, dự báo thị trường trong nước, kim ngạch xuất nhập khẩu trong những năm qua.

Một điều căn bản mà ngân hàng yêu cầu cán bộ thẩm định là cần pahir nâng cao chất lượng thông tin cung cấp cho ngân hàng. Điều này buộc ngân hàng phải chú trọng đào tạo các kỹ năng phần mền, kỹ năng tìm kiếm thông tin.

Mặt khác ngân hàng cũng cần kiểm soát khách hàng trong quá trình tiếp xúc với khách hàng. Điều này sẽ hạn chế được khe hở quản lý đối với những cán bộ thiếu đạo đức nghề nghiệp.

2.2.6. Đào tạo, nâng cao cán bộ thẩm định dự án đầu tư.

Đối với ngân hàng SeAbank, cán bộ thẩm định được coi là nhân tố cốt yếu tạo nên một báo cáo thẩm định chất lượng. nắm được tầm quan trọng đó, ngân hàng có những yêu cầu đối với cán bộ thẩm định.

- Về mặt trình độ, cán bộ cần phải có trình độ đại học trở nên, am hiểu chuyên sâ về ngân hàng,tài chính doanh nghiệp và các nghiệp vụ liên quan.

- Về khả năng có khả năng tổng hợp, đánh giá các thông tin một cách linh hoạt, nhạy bén cũng như phân tích các chỉ tiêu tài chính.

- Về kinh nghiệm phải trực tiếp tham gia thẩm định , có kinh nghiệm ở các lĩnh vực liên quan tới dự án hay kinh nghiệm rút ra từ các dự án kỹ thuật.

- Về đạo đức, cán bộ thẩm định phải là người có tư cách đạo đức tốt. Do đó ngân hàng nên đưa ra các giải pháp sau:

Thứ nhất: Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thẩm định . Thứ hai: Cần trao dồi đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định. Thứ ba: ngân hàng cần có một chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Thứ tư: Ngân hàng cần có sự quan tâm đến đời sống của cá lớp cán bộ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính tại ngân hàng seabank (Trang 56 - 61)