Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại Bộ Tài chính đã đưa ra những nội dung đổi mới sau:
Một là, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo
dục, cơ quan quản lý thu và dưới nhiều hình thức thu để tuyên truyền, giáo dục các đối tượng nộp thuế hiểu biết đầy đủ các chính sách thuế, trách nhiệm pháp luật để nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Khuyến khích và phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế.
Cán bộ thuế phải tăng cường hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện tốt công tác kế toán, quản lý chặt chẽ hoá đơn chứng từ để hạch toán đúng kết quả kinh doanh và xác định đúng nghĩa vụ thuế với Nhà nước, mở rộng diện nộp thuế theo hình thức kê khai, thu hẹp dần phương pháp nộp thuế theo hình thức khoán. Đối với các đối tượng còn phải nộp thuế theo hình thức khoán cần hoàn thiện quy trình xác định mức khoán bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng giữa các hộ được khoán. Chống các hành vi tiêu cực trong việc xác định mức khoán đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán.
Đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc tự tính, tự khai và tự nộp thuế vào ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng cường trách nhiệm, quyền hạn kiểm tra, kiểm soát của tổ chức quản lý thu và cơ quan quản lý nhà nước trước, trong và sau khi nộp thuế để đảm bảo các luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh.
Hai là, thường xuyên và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra về thuế,
kiểm tra sau thông quan nhằm ngăn nhừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về thuế.
Trong công tác thanh tra phải phân loại các đối tượng để thanh tra theo cấp độ vi phạm: Đối với trường hợp chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thuế chưa mắc sai phạm thì tối thiểu trong 5 năm phải kiểm tra 1 lần; Trường hợp đã có vi phạm nhưng không thường xuyên và không nghiêm trọng thì tối thiểu trong 2 năm phải kiểm tra 1 lần; Còn đối với trường hợp thường xuyên vi phạm thì tối thiểu trong 1 năm phải kiểm tra 1 lần. Phân loại các đối tượng nộp thuế như trên sẽ không gây phiền hà cho người nộp thuế mà ngược lại sẽ làm cho đối tượng nộp thuế chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thuế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm chính sách thuế.
áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoá đơn, kiểm tra đối chiếu hoá đơn để việc thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao. Tăng cường quyền hạn cho cơ quan quản lý thu: quyền cưỡng chế, điều tra khởi tố các vụ vi phạm về thuế.
Xây dựng và áp dụng các chế tài xử lý và cưỡng chế thuế đối với các hành vi gian lận, chây ỳ, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế…
Ba là, đẩy mạnh triển khai công nghệ tin học để đến năm 2010 tin học
phải được áp dụng vào hầu hết các khâu quản lý thuế và quản lý đối tượng nộp thuế (đăng ký, cấp mã số thuế; theo dõi số liệu kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế)
Bốn là, mở rộng uỷ nhiệm thu đối với một số loại thu cho Uỷ ban nhân
dân xã, phường gắn với chi tiêu của chính quyền địa phương để chống thất thu và giảm chi phí quản lý thuế.
Năm là, kiện toàn bộ máy cơ quan thuế các cấp chủ yếu theo chức năng
quản lý thuế (tuyên truyền, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; cưỡng chế thuế…) kết hợp với tổ chức quản lý theo đối tượng nộp thuế. Tổ chức lại cơ quan Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải
quan theo hướng tập trung chỉ đạo có hiệu lực, hiệu quả toàn bộ hệ thống quản lý thu trong cả nước.
Thực hiện tinh giảm biên chế đảm bảo số biên chế theo mức khoán, sử dụng kinh phí khoán hợp lý, tiết kiệm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế.
Nghiên cứu để ban hành Luật Quản lý thuế nhằm xác định rõ nhiệm vụ, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan thuế và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong việc hoàn thuế để quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Trong 3 năm qua, việc quản lý thu thuế ở các doanh nghiệp tại Chi Cục thuế Đồng Hỷ đã có nhiều tích cực, Luật thuế GTGT đã đi vào đời sống và phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế như: Thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển, mở rộng giao lưu hàng hoá, tạo tâm lý nhẹ nhàng cho người nộp thuế, hạn chế được tư tưởng khai man, trốn lậu thuế.
Qua những số liệu thực tế, phong phú ở trên em đã tiến hành đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, bên cạnh đó báo cáo cũng đã phân tích rõ thực trạng tình hình quản lý và thu thuế GTGT vào các khía cạnh sau:
- Tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Tình hình thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh.
- Tình hình quản lý, thu hồi nợ đọng thuế và hoàn thuế GTGT. - Tình hình sử dụng hoá đơn, chứng từ.
Tuy nhiên, hoạt động quản lý và thu thuế GTGT trên địa bàn hiện còn không ít những hạn chế yếu kém như: Việc thực hiện quy trình quản lý thu thuế chưa tốt, sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý thu thuế GTGT chưa chặt chẽ, hiện tượng trốn thuế, lậu thuế vẫn còn nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cũng từ đó rút ra những kết luận làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại trong công tác và quản lý thu thuế GTGT ở tỉnh Thái Nguyên. Em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cơ bản để khắc phục những vẫn đề trên và phát huy hơn nữa vai trò của ngành thuế trong điều kiện mới khi cả nước và từng địa phương đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Các giải pháp cơ bản đó là:
- Giải pháp nhằm tằng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế. - Giải pháp nhằm tăng cường quản lý căn cứ tính thuế giá trị gia tăng. - Giải pháp nhằm tăng cường công tác thu thuế giá trị gia tăng
- Giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác hoàn thuế - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, quyết toán.
- Hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật cho quản lý và thu thuế; - Củng cố bộ máy và đội ngũ cán bộ ngành thuế.
Với trình độ và thời gian hạn chế, nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong sự đóng góp, chỉ dẫn của các thầy cô để có thêm lý luận cũng như thực tiễn được bổ ích.