* Hệ thống văn bản pháp luật về thuế
Các nội dung về quản lý thuế đã được quy định trong các văn bản pháp luật về thuế tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện quản lý thuế. Cụ thể:
+ Các văn bản pháp luật về thuế đã quy định về thủ tục đăng kí thuế, cấp mã số thuế, thủ tục về mua hoá đơn, thủ tục về quyết toán thuế, thời hạn nộp quyết toán thuế; thủ tục về hoàn thuế; quy định mức phạt vi phạm về thuế; quy định các trường hợp bị cưỡng chế thuế.
+ Quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các thủ tục về thuế, chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, chấp hành việc cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế, đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại về thuế khi cơ quan thuế, cán bộ thuế có hành vi hành chính hoặc quyết định xử lý gây tổn hại đến lợi ích của đối tượng nộp thuế.
+ Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện đúng chính sách thuế; hướng dẫn thủ tục về thuế; hướng dẫn ghi chép sổ sách kế toán; hoá đơn chứng từ; giải quyết hoàn thuế; miễn thuế, giảm thuế; khiếu nại về thuế. Được quyền thanh tra, kiểm tra thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế ấn định thuế và cưỡng chế thuế.
+ Trong các luật thuế cũng có quy định chung về nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đó là: “ các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nội dung trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát phối hợp với cơ quan thuế trong việc thi hành luật thuế”.
+ Tổ chức bộ máy quản lý thuế nhằm mục tiêu tổ chức thực thi tốt các chính sách thuế hiện hành, đồng thời có xem xét đến xu hướng phát triển và hoàn thiện hệ thống chính sách hiện hành cũng như hệ thống quản lý thuế trong tương lai. Khi chính sách thuế thay đổi, nhiệm vụ quản lý thuế ngày càng tăng đòi hỏi bộ máy cơ quan của lý thuế cũng phải kiện toàn, đổi mới, phù hợp, đáp ứng với các yêu cầu của công tác quản lý.
+ Một khi các quy định về quản lý thuế trong các văn bản pháp luật về thuế chưa được đầy đủ, rõ ràng thì việc tổ chức quản lý thuế của cơ quan thuế, cơ quan hải quan còn có nhiều nhược điểm, hạn chế.
* Ý thức chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp. * Sự phát triển của nền kinh tế
Nền kinh tế quốc dân đang phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, khoa học công nghệ ngày càng phát triển với tốc độ cao, các thành phần kinh tế, các hình thức kinh doanh, số lượng và các đối tượng nộp thuế đã, đang và sẽ phát triển một cách nhanh chóng, đa dạng và phức tạp. Quy mô hoạt động của các DNNQD ngày càng lớn và mang tính toàn cầu; việc quản lý kinh doanh của doanh nghiệp và các giao dịch thương mại ngày càng được tin học hoá, điện tử hoá, làm cho nhiệm vụ quản lý ngày khó khăn phức tạp, đòi hỏi công tác quản lý thuế phải được hiện đại hoá cho thích hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.