Xem xét quá trình thẩm định của một khách hàng cụ thể

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thủ đô (Trang 56 - 69)

BÁO CÁO THẨM ĐỊNH

Ngày 17/8/2007 Phòng tín dụng NHNo & PTNT Thủ Đô nhận được bộ hồ sơ xin vay vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy Phong điện 1 – Bình Thuận của Công ty cổ phần Năng lượng Tái tạo Việt Nam. Sau khi xem xét hồ sơ dự án, Phòng tín dụng và Chi nhánh Thủ Đô báo cáo kết quả như sau:

1. Giới thiệu chung về Công ty

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam. - Địa chỉ: Tầng 6, toà nhà số 9 Láng Hạ - Ba Đình – Hà Nội.

- Người đại diện: Lý Hồng Khanh Chức vụ: Q.Tổng giám đốc - Đăng ký kinh doanh số: 0103011806 ngày 14 tháng 04 năm 2006 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.

- Ngành nghề kinh doanh: Đầu tư xây dựng, vận hành, sản xuất kinh doanh các dự án điện năng (Phong điện, hải điện, quang điện, địa điện, thuỷ điện). Đầu tư xây dựng vận hành sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực: Công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, buôn bán vật tư nguyên vật liệu, sản phẩm cơ khí, khí động học, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, xử lý nền móng công trình, san lấp mặt bằng, khảo sát địa chất công trình xây dựng, thiết kế các công trình giao thông cầu đường...

Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Việt Nam được thành lập theo luật Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, được chủ động trong kinh doanh và các hoạt động theo Giấy phép kinh doanh. Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Việt Nam do 3 Công ty góp vốn liên doanh lập thành: Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kinh doanh đô thị (thuộc Tổng công ty xây dựng giao thông 8) và Công ty Cổ phần Thiên Thu, Viện năng lượng (thuộc

Tổng công ty điện lực Việt Nam - Bộ Công nghiệp). Cả 3 công ty này đều là những công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, có năng lực thi công và lập các dự án về điện.

2. Năng lực pháp luật dân sự và hành vi dân sự

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103011806 do Sở Kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, đăng ký lần đầu ngày 14/04/2006, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 07/08/2007.

- Quyết định của Chủ tịch HĐQT số 09QĐ/TC – HC ngày 6/4/2006 “V/v tiếp nhận và bổ nhiệm Tổng giám đốc”.

- Quyết định của Chủ tịch HĐQT số 10QĐ/TC – HC ngày 6/4/2006 “V/v tiếp nhận và bổ nhiệm Kế toán trưởng”.

- Mã số thuế: 0101917829 ngày 20/4/2006 do Bộ Tài chính cấp. - Điều lệ Doanh nghiệp được HĐQT thông qua ngày 07/01/2006.

- Đại diện Doanh nghiệp Lý Hồng Khanh Chức vụ: Q.Tổng giám đốc

- Các cổ đông sáng lập:

+ Công ty Cổ phần Đầu tư hạn tầng kinh doanh đô thị: 65% = 39 tỷ. + Công ty Cổ phần Thiên Thu: 30% = 18 tỷ đồng.

+ Viện Năng lượng 5% = 3 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Việt Nam được thành lập bởi 3 Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, lập các dự án, tham gia bởi gói thầu lớn. Công ty cổ phần Năng lượng Tái tạo Việt Nam được thành lập theo đúng luật Doanh nghiệp và con dấu riêng, đủ tư cách pháp nhân để quan hệ với Ngân hàng.

3. Thẩm định năng lực, quản lý kinh doanh

Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, vận hành, sản xuất kinh doanh các dự án điện năng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi. Buôn bán vật tư, nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm cơ khí, khảo sát thiết kế các công trình giao thông thuỷ lợi...

- Mô hình tổ chức, bố trí lao động

Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty: 94 người. Trong đó:

+ Kỹ sư: 36 người + Cao đẳng: 07 người

+ Công nhân kỹ thuật: 51 người

Công ty có Chủ tịch HĐQT, uỷ viên HĐQT, Tổng Giám đốc và Phó Tổng Giám đốc.

- Quản trị điều hành của lãnh đạo.

Lãnh đạo Công ty là những người có thâm niên công tác trong lĩnh vực xây lắp, là những người giữ vị trí cao trong các Công ty góp vốn vào Công ty.

- Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng

Công ty chưa quan hệ với các tổ chức tín dụng nào. 4. Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Theo báo cáo tài chính đến hết năm 2006. Tổng tài sản của Công ty là 10.010 trđ, trong đó tài sản ngắn hạn: 9.958 trđ chiếm 99% trong tổng tài sản. Trong đó chủ yếu là các khoản phải thu: 9.151 trđ chiếm 91.4% trong tổng tài sản. Các khoản phải thu này là phải thu của các cổ đông là chủ yếu, phải thu của các cổ đông là 8.458 trđ. Về nguồn vốn trong năm 2006 vốn chủ sở hữu là 10.000 trđ chủ yếu là phần vốn góp của các cổ đông.

Theo báo cáo nhanh đến 30/8/2007, tài sản lưu động của Công ty tăng lên đáng kể so với năm 2006. Năm 2007 Công ty chủ trương tăng mức vốn điều lệ lên 60.000 trđ. Chính vì vậy, các khoản phải thu từ các cổ đông tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lên. Các khoản phải thu đến 30/8/2007 là 57.555 trđ. Sang năm 2007 Công ty thực hiện xây dựng dự án Điện Phong 1 – Bình Thuận nên chí phí XDCB dở dang là 2.794 trđ làm tài sản cố định tăng lên. Nguồn vốn tăng nhưng chủ yếu là tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Công ty đang trong giai đoạn chuẩn bị dự án nên nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp. Nợ ngắn hạn 2.550 trđ trong đó chủ yếu là phải trả người bán 2.544 trđ.

Hiện tại Công ty chỉ thực hiện và làm chủ đầu tư dự án xây dựng Công trình Điện phong nên Công ty vẫn chưa có doanh thu và lợi nhuận.

Hiện tại Công ty chưa quan hệ với bất kỳ một tổ chức Tín dụng nào. 5. Thẩm định dự án đầu tư

5.1. Cơ sở pháp lý

- Các luật định liên quan: Luật đầu tư, xây dựng, đất đai ...

- Quyết định số 130/2007/QĐ – TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch.

- Công văn số 3214/UBND – KT ngày 08/8/2006 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc chấp thuận địa điểm dự kiến lập dự án đầu tư nhà máy Phong điện.

- Công văn số 2471/SKHĐT – HTĐT ngày 21/8/2006 của Sở KH&ĐT tỉnh Bình Thuận về việc thông báo lập dự án nhà máy Phong điện tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Bình Thạnh và Chí Công, huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận do Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên & môi trường Tỉnh Bình Thuận lập.

- Số liệu đo gió trong một năm tại địa điểm Rẫy Rồng, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận do Công ty tư vấn Xây dựng Điện 3 thực hiện.

- Số liệu của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn về chế độ gió của khu Nam Trung Bộ.

5.2. Sự cần thiết phải đầu tư

Nền kinh tế Việt Nam đã có bước chuyển biến tích cực dẫn đến nhu cầu điện thương phẩm cao: Giai đoạn 2001 – 2005 tăng bình quân 15 – 16%/năm, giai đoạn 2006 – 2010 dự đoán tăng 13 – 14%/năm và giai đoạn 2011 – 2020 dự đoán tăng khoảng 8 – 9%/năm. Theo dự báo nhu cầu điện đến năm 2010 là 93 – 99 tỷ KWH, năm 2015 là 142 – 158 tỷ KWH và đến năm 2020 là 230 tỷ KWH. Bên cạnh đó tiềm năng sản xuất của Việt Nam từ các nguồn than, dầu khí, năng lượng hạt nhân, địa điện, thuỷ điện... là khá dồi dào. Tuy nhiên, việc khai thác điện từ các nguồn này có hạn và làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Khai thác nguồn điện từ năng lượng gió là một trong những lĩnh vực khá mới ở Việt Nam. Trên thế giới việc khai thác điện từ nguồn năng lượng gió được ứng dụng từ năm 1960 và đến nay đã lắp đặt được khoảng 73.800 Tua bin gió cung cấp khoảng 47.900 MW. Ở Việt Nam việc ứng dụng công nghệ gió để phát điện đang ở giai đoạn nghiên cứu với việc lắp đặt khoảng 1.300 động cơ gió loại rất nhỏ, chủ yếu là cỡ công suất < 200W, mức điện áp 12V hoặc 24V nạp ắc quy phù hợp cho một gia đình sử dụng ở vùng có tốc độ gió từ 4m/s trở lên.

Khai thác điện từ nguồn năng lượng gió không phát ra các nguồn khí thải làm ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Sử dụng nguồn năng lượng gió là một nguồn năng lượng sạch nên được ưu tiên phát triển tại nhiều nước trên thế giới. Vì vậy dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1 – Bình

Thuận đặt tại 2 xã Bình Thạnh và xã Chí Công - Huyện Tuy Phong - tỉnh Bình Thuận với công suất giai đoạn 1 là 30MW ( Bước 1 thực hiện 7.5MW, bước 2 là 22.5 MW) và nâng lên 120MW trong giai đoạn mở rộng là rất cần thiết, phù hợp với chính sách phát triển năng lượng của nước ta và xu thế của thế giới. Đây là bước khởi đầu quan trọng trong việc sử dụng và phát triển nguồn năng lượng gió tại Việt Nam, tăng nguồn phát điện tại chỗ, góp phần cải thiện điện áp và tăng thêm độ an toàn cung cấp điện áp cho các Khu công nghiệp, khu kinh tế của Tỉnh Bình Thuận.

5.3. Địa điểm và điều kiện tự nhiên khu vực dự án

* Địa điểm dự án

Dự án được dự kiến đặt tại 2 xã Bình Thạch và xã Chí Công huyện Tuy Phong - Tỉnh Bình Thuận. Tổng diện tích đất dự án là 1.500 ha (Giai đoạn 1 theo công văn số 3214/UBND – KT ngày 08/8/2006 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc chấp thuận địa điểm dự kiến lập dự án đầu tư nhà máy Phong điện thì diện tích đất là 200ha).

Đây là khu đất cơ bản không có dân cư sinh sống, đồi thấp, một phía giáp Quốc lộ 1A, 1 phía giáp biển. Theo số liệu đo gió của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn về chế độ gió của Khu Nam Trung Bộ và của Công ty tư vấn Xây dựng Điện 3 thì đây là nơi có gió tốt nhất trong khu vực và đón được mọi hướng gió. Dự án cách bờ biển 2 km, nằm song song và cách quốc lộ 1A 500m, rất thuận lợi trong việc vận chuyển thiết bị và vật liệu để xây dựng nhà máy.

Dọc theo quốc lộ 1A có đường dây điện 110 KV cách khu dự án 1.5km, thuận lợi cho việc đấu nối điện của dự án hoà với lưới diện quốc gia. Mặt khác theo hướng phát triển của tỉnh Bình Thuận đến năm 2010 thì khu vực này và xung quanh khu vực của dự án không có công trình xây dựng mới nào.

Trong mục 2 Chương III của dự án đầu tư đã phân tích rất rõ về điều kiện tự nhiên của khu vực dự án. Nhìn chung khu vực xây dựng nhà máy Phong điện có điều kiện phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của dự án. Sức gió trung bình từ độ cao từ 12m trở lên từ 4 – 6m/s. Tần suất gió xuất hiện nhiều nhất là cấp 4 (5.5 – 7.9m/s), cấp độ gió cực đại là cấp 8 (17.2 – 20.7m/s). Tốc độ gió lớn nhất đo được là 20.2m/s.

Theo kết quả thẩm định của Tập đoàn điện lực Pháp EDF thì tại khu vực dự án không có cơn bão có cấp độ nguy hiểm cao có thể phá huỷ các tuabin gió trong khu vực. Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, dữ liệu gió vẫn được ghi và phân tích để thẩm định các điều kiện gió và đưa ra quyết định về IEC 61400 loại tuabin gió phù hợp hơn cho dự án.

5.4. Lựa chọn tuabin và tính toán sản lượng điện hàng năm

Căn cứ các điều kiện cụ thể để thực hiện dự án xây dựng nhà máy Phong điện 1 – Bình Thuận. Chủ đầu tư quyết định lựa chọn tuabin loại công suất 1.500kW do Đức, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Mỹ hoặc Trung Quốc sản xuất. Trong quá trình thực hiện dự án tuỳ từng điều kiện thực tế, chủ đầu tư sẽ quyết định lựa chọn loại tuabin cụ thể cho phù hợp với dự án.

Sản lượng điện của các tua bin gió phát điện phụ thuộc vào đường đặc tính công suất của tuabin gió, vận tốc gió tại địa điểm lắp đặt cũng như cách bố trí các tua bin. Việc tính toán sản lượng điện của các tuabin gió được tính toán cụ thể chi tiết dựa trên phần mềm Wasp 8.3 của hãng RISO (Đan Mạch), đây là phần mềm được sử dụng thông dụng trên thế giới để nghiên cứu đánh giá về gió.

5.5. Đánh giá tác động môi trường và các biện pháp phòng chống

So với các nhà máy phát điện khác thì nhà máy Phong điện sử dụng sức gió để tạo điện năng thân thiện hơn môi trường. Nhà máy hoạt động trên nguyên tắc sử dụng sức gió để tạo điện năng. chính điều này mà hàng năm

nhà máy tiết kiệm được than và dầu để vận hành máy móc như các nhà máy điện khac. Hàng năm nhà máy có thể giảm được một lượng khí CO2 lớn ra môi trường, loại khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Dự án xây dựng nhà máy Phong điện là một trong những dự án phát triển năng lượng sạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho hướng phát triển đến năm 2020.

Bên cạnh ưu điểm lớn là không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận hành nhà máy thì trong quá trình xây dựng nhà máy lại gây ra khói bụi và các chất khi thải từ các xe máy các động cơ và các thiết bị vận hành. Chủ đầu tư đã có những biện pháp khắc phục làm giảm bớt khói bụi và các khí thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng ồn là một trong những ảnh hưởng tới môi trường. Các tua bin gió khi vận hành sẽ gây ra các tiếng ồn để khắc phục điều này các nhà chế tạo đã sử dụng các vật liệu cách âm để bao che động cơ. Mức tiếng ồn ở nơi đặt tua bin là khoảng 98dB, ở khoảng cách trên 300m, mức độ ồn theo lý thuyết tối đa từ các tua bin gió hiện tại từ 1MW trở lên nói chung đều dưới 45dB, đạt tiêu chuẩn cho phép.

5.6. Các bước đầu tư và tổ chức quản lý

* Các bước đầu tư: Toàn bộ dự án đầu tư gồm 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn là một dự án đầu tư: Giai đoạn 1 với công suất thực hiện 30MW, giai đoạn 2 và 3 (giai đoạn mở rộng) với công suất 120MW.

+ Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Chủ đầu tư lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư trình các cấp có thẩm quyền, xin phép đầu tư...

+ Giai đoạn thực hiện dự án: Chủ đầu tư thiết kế kỹ thuật, lập dự toán Công trình, có ban quản lý dự án đầy đủ năng lực và nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện dự án tuần tự xong cơ bản hạ tầng bước 1 (công suất 7.5MW) dự kiến thực hiện trong 12 tháng (từ tháng 6/2007 – 6/2008).

- Bước 2 (công suất 22.5MW) dự kiến thực hiện 12 tháng (từ 12/2007 – 12/2008).

Tổng thời gian thực hiện dự án giai đoạn 1 là 18 tháng. Thực hiện theo hình thức gối đầu.

+ Giai đoạn kết thúc: Khi dự án hoàn thành giai đoạn 1, chủ đầu tư thành lập Xí nghiệp có thu hoặc Công ty con để tiếp thu cơ sở, thực hiện kinh doanh khai thác.

5.7. Hiệu quả tài chính của dự án

* Cơ sở lập tổng mức đầu tư và các chi phí đầu tư:

- Các nghị định liên quan đến lập dự án và xây dựng thực hiện dự án đầu tư của Bộ Xây dựng.

- Các văn bản về đền bù giải phóng mặt bằng và các hỗ trợ của chủ đầu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thủ đô (Trang 56 - 69)