2.3.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh nhưng kết quả đã dạt được trong công tác thẩm định thì công tác thẩm định cũng còn những tồn tại sau:
Thứ nhất, hệ thống thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định. Cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào các nguồn tin cung cấp từ doanh nghiệp, nguồn do Ngân hàng điều tra mới chỉ dừng lại ở việc xem xét doanh nghiệp thông qua các kênh thông tin từ trung tâm thông tin của Ngân hàng Nhà nước (CIC), và từ các mối quan hệ của cán bộ tín dụng. Do đó nguồn thông tin về các nội dung như thị trường tiêu thụ, thị trường đầu vào, tác động môi trường... là thiếu hụt, chưa tìm được nguồn thông tin chính xác, đáng tin cậy. Chính vì thế, mặc dù nội dung đánh giá thị trường có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt trong môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao như hiện nay, nhưng trên thực tế việc đánh giá nó hoặc là còn mang tính hình thức, hoặc là còn thiếu cơ sở tin cậy. Nhưng cũng khẳng định rằng đây là khó khăn chung của nhiều ngân hàng thương mại bởi việc
tiếp cận thông tin đôi khi rất tốn thời gian, không phù hợp với yêu cầu về thời gian đánh giá, mặt khác có những khía cạnh mà cán bộ tín dụng không đủ kiến thức để đánh giá do không phải ngành chuyên môn.
Thứ hai, quy trình thẩm định cũng đã nêu lên được các nội dung cơ bản của thẩm định dự án đầu tư, các mặt để thẩm định khách hàng vay vốn. Song việc đề cập vẫn còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể vì Chi nhánh không thể tách rời thẩm định trung dài hạn với thẩm định dự án đầu tư. Cán bộ tín dụng khi áp dụng vẫn còn nhiều vướng mắc. Ví dụ như những trường hợp cho vay trung và dài hạn không phải là cho vay dự án đầu tư thì áp dụng như thế nào. Chính vì vậy Chi nhánh vẫn chưa xây dựng được một quy trình tổng thể cho các khoản vay. Việc thẩm định cho vay vẫn chưa theo một quy chuẩn chung, mà chỉ dựa vào kinh nghiệp của những người đi trước.
Thứ ba, nội dung thẩm định dự án đầu tư. (1) Đánh giá khả năng tài chính doanh nghiệp: Trong đánh giá các chỉ tiêu tài chính, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, không có sự so sánh ngang, thiếu cơ sở do không có các định mức ngành để so sánh. So với những cán bộ có kinh nghiệp thì còn có thể so sánh, đối chiếu với phương án, dự án khác mà đánh giá được tốt hay xấu với độ tin cậy có thể chấp nhận được. Nhưng với những cán bộ ít kinh nghiệm thì đây là vấn đề rất khó khăn và đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyết định đầu tư. Hơn nữa, ngân hàng hầu như không có sự phân tích các báo cáo lưu chuyển tiền tệ và phân tích điểm hoà vốn. Đây là nội dung rất quan trọng khi đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Có thể thấy đây là sự thiếu sót trong quá trình phân tích đánh giá. (2) Khi thẩm định dự án đầu tư cán bộ tín dụng cũng đi các nội dung thẩm định song trên thực tế cán bộ tín dụng mới chỉ khai thác thông tin trên báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án mà chưa thật sự đi tìm hiểu và thị trường. Cán bộ tín dụng làm việc chủ yếu theo kiểu đa năng, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm song không đi chuyên sâu vào một
ngành cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành hẹp. (3) Về phân tích tài chính của dự án và độ nhậy của dự án: Cán bộ tín dụng đã lập các biểu bảng để tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án nhưng việc lập và tính toán các chỉ tiêu này không được phân tích sâu sắc triệt để. Mặt khác cán bộ tín dụng chưa phân tích được độ nhậy của dự án và chưa đi sâu phân tích được các rủi ro mà dự án sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện. Cán bộ tín dụng xem xét hiệu quả dự án chủ yếu qua các chỉ số NPV và IRR mà không đánh giá hiệu quả của dự án dựa trên thực tế.
Thứ tư, thẩm định giá trị tài sản đảm bảo. Để đánh giá giá trị tài sản thế chấp, ngân hàng cũng phải sử dụng kết quả của các dịch vụ. Phí này cũng do người vay trả. Như vậy, luồng thông tin cũng không chính xác, nếu có sự ràng buộc nào đó giữa người vay và người đáng giá hoặc sự hạn chế khoản chi phí này. Tương tự như việc định giá tài sản thế chấp là máy móc thiết bị, cán bộ tín dụng rất khó biết được mức khấu hao thực tế là bao nhiêu, hao mòn vô hình như thế nào, giá trị thị trường hiện tại của chúng, và đôi khi không đánh giá kế hoạch sử dụng bảo quản tài sản thế chấp. Điều này dẫn đến việc định giá tài sản thế chấp quá cao so với thực tế, dẫn đến cho vay quá tỷ lệ an toàn.
2.3.2.2. Những nguyên nhân của những hạn chế
Những tồn tại trên đây của công tác thẩm định trong ngân hàng xuất phát từ nguyên nhân cụ thể: Từ phía Ngân hàng; từ khách hàng và những nguyên nhân khác.
* Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng
Thứ nhất, Việc thu thập và nắm bắt thông tin về doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong quá trình đánh giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ cán bộ tín dụng tìm hiểu thông tin còn thiếu thốn như điều kiện đi lại của cán bộ đến các doanh ghiệp còn khó khăn, thông thường cán bộ tự lo về phương tiện đi lại khi đến cơ sở của doanh nghiệp để đánh giá. Hoặc những
điều kiện cần thiết để cán bộ có thể tiếp cận được với các nguồn thông tin còn có nhiều khó khăn: như chưa có thiết bị thông tin trực tuyến về khách hàng giữa các ngân hàng, chưa có thiết bị để cập nhật các dữ liệu từ trung tâm thông tin thương mại, trung tâm phòng ngừa rủi ro.
Thứ hai, Muốn đánh giá được như thế nào là doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, một phương án kinh doanh khả thi thì NHNo&PTNT Thủ Đô chưa có các thông tin hoặc thu thập các chỉ tiêu quy chuẩn của từng ngành, từng lĩnh vực kinh doanh để so sánh. Hiện nay, việc so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp vẫn chỉ dựa vào kinh nghiệp của cán bộ tín dụng khi tham gia thẩm định. Bên cạnh đó Cán bộ tín dụng vẫn chưa hiểu hết được tầm quan trọng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng nên khi phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường bỏ qua mục này.
Thứ ba, Trình độ của cán bộ tín dụng không đồng đều, sức ì của một số cán bộ trong Chi nhánh lớn. Bên cạnh đó việc sắp xếp cán bộ chưa hợp lý, không phù hợp với khả năng và năng lực của từng người đã làm giảm hiệu quả trong công tác thẩm định khách hàng. Chi nhánh chưa có sự phân công cán bộ tín dụng theo ngành nghề kinh tế. Cán bộ tín dụng làm chủ yếu theo kiểu đa năng, tích lũy được nhiều kinh nghiệm song không đi chuyên sâu vào một ngành cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức cho chuyên ngành hẹp.
Thứ tư, Việc không phân tách bộ phận thẩm định riêng thành một phòng độc lập mà gộp vào phòng tín dụng, cán bộ tín dụng vừa là người thẩm định vừa là người chịu trách nhiệm quản lý và cho vay gây nên một áp lực công việc đối với họ. Điều này ảnh hưởng đến thời gian thẩm định một món vay và sự hời hợt trong thẩm định.
Bên cạnh những nguyên nhân từ phía ngân hàng ảnh hưởng đến công tác thẩm định ngân hàng thì những nguyên nhân từ phía khách hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thẩm định ngân hàng. Có thể nêu ra một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, thực tế hiện nay, cán bộ tín dụng đánh giá năng lực tài chính của khách hàng là dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp. Song số liệu trong các báo cáo này nhiều khi không chính xác. Hiện nay một doanh nghiệp có thể có tới ba dạng báo cáo tài chính, các báo cáo này số liệu hoàn toàn khác nhau. Chính điều này đã gây khó khăn trong việc thẩm định của cán bộ tín dụng. Mặt khác hầu hết các báo cáo tài chính của khách hàng khi gửi tới ngân hàng đều không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Điều này đã dẫn đến việc bỏ qua việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của cán bộ tín dụng.
Hai là, có những dự án doanh nghiệp trình ngân hàng nhưng bản thân doanh nghiệp lại chưa đủ trình độ hiểu hết về chuyên môn, không nắm được đầy đủ các thông tin về thị trường nên việc xử lý thông tin thiếu chính xác dẫn đến quyết định sai làm trong kinh doanh hoặc khách hàng cố tình làm tốt dự án lên để ngân hàng cho vay. Kết quả là dự án khách hàng trình nên thiếu khách quan và tính thực tiễn.
Ba là, trong sự hợp tác với ngân hàng khách hàng vẫn còn nhiều điều dấu Ngân hàng hoặc có thể nói sai với thực tế điều này ảnh hưởng đến kết quả thẩm định của cán bộ tín dụng.
* Các nguyên nhân khác
Một là, quan hệ giữa các Ngân hàng thương mại chưa chặt chẽ, chưa có sự phối hợp trong hoạt động thẩm định, chia sẻ thông tin tín dụng. Vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý hỗ trợ của Ngân hàng nhà nước chưa tốt, các văn bản pháp lý về tín dụng còn chưa hoàn chỉnh lại hay thay đổi gây khó khăn cho ngân hàng. Thông tin tổng hợp từ Ngân hàng nhà nước chưa được cập nhật
thường xuyên, các thông tin về phát triển ngành kinh tế, thông tin về các doanh nghiệp còn ít chưa hỗ trợ tích cực cho các Ngân hàng thương mại trong việc thu thập thông tin.
Hai là, hiện nay chưa có một cơ quan chính thức nào đứng ra thực hiện đánh giá xếp loại doanh nghiệp. Ở một số nước, có những tổ chức được phép làm công việc này và bán những kết quả đánh giá. Như thế nó cho phép ngân hàng thu được thông tin chính xác và khách quan hơn. Ở nước ta, các ngân hàng tự xếp hạng doanh nghiệp dựa vào các tiêu chí xếp hạng do Bộ tài chính quy định. Song các tiêu chí này còn chung chung mà chưa tính đến tình hình biến động của từng ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Do đó, thông tin tài chính ngân hàng thu thập được không có độ chính xác cao.
Thứ ba, định hướng phát triển kinh tế ngành, địa phương hay của tổng công ty lớn chưa cụ thể hoặc chủ trương của các ngành hữu quan chưa thống nhất dẫn đến khó khăn cho công tác thẩm định ở chỗ: về mặt tài chính thì đạt nhưng xét về mặt định hướng, kinh tế, xã hội thì không chắc chắn, có thể nơi doanh nghiệp hoạt động thì thiếu sản phẩm nhưng xét toàn ngành thì lại thừa, hoặc quy hoạch phát triển kinh tế không ổn định.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỦ ĐÔ