1 7 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIEM XE
2.2.3. Hoạt động bồi thường BHXCG tại Bảo Việt( 2004-2008)
Tỷ lệ bồi thường 9 tháng đầu năm 2008 với các nhóm giá trị xe
Bảng 2.12: Thống kê tỷ lệ chi bồi thường theo các nhóm giá trị xe Nhóm xe xét theo giá trị Tỷ lệ bồi thường
500 trđ 77%
500 trđ ÷ 1.000 trđ 58%
1.000 trđ ÷ 2.000 trđ 27%
2.000 trđ ÷ 3.000 trđ 19%
(Nguồn: Tổng Cơng ty Bảo hiểm Bảo Việt)
Qua bảng 2.12 tỷ lệ bồi thường tháng 9 đầu năm 2008 với các nhóm giá trị xe ô tô càng lớn thì tỷ lệ bồi thường của chúng càng nhỏ. Các loại xe ơ tơ có giá trị xe từ 500 triệu đồng, có tỷ lệ bồi thường cao nhất 77% sau đó là nhóm giá trị xe từ 500 ÷ 1.000 triệu đồng,, tỷ lệ bồi thường cao hơn 50%, tỷ lệ bồi thường nhỏ nhất là nhóm giá trị xe 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng. Qua đó mà DNBH có thể xác định mức phí phù hợp cho từng nhóm giá trị xe để đạt hiệu quả cao hơn trong kinh doanh loại hình bảo hiểm ơ tơ.
Bảng 2.12: Thống kê tỷ lệ chi bồi thường theo các nhóm giá trị xe Nhóm xe xét theo giá trị Tỷ lệ bồi thường
Xe công ty TNHH 77% Xe HCSN 34% Xe vốn nhà nước 62% Xe công ty cổ phần 44% Xe sứ quán 19% Xe Bộ quốc phòng 17%
(Nguồn: Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt)
Bảng 2.13 là bảng tỷ lệ bồi thường 9 tháng đầu năm 2008 với các nhóm khách hàng (KH) nghiệp vụ vất chất xe.
- Trong các nhóm khách hàng: Khối hành chính sự nghiệp, xe của các Đại sứ quán và khối xe Quốc phịng nói chung đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, do chính sách tiết kiệm chung (hạn chế sử dụng xe cơng) nên nhóm xe này hàng năm tăng chậm, trong khi đo số xe có thời gian sử dụng và giá trị xe thấp ngày càng tăng. Vì có hiệu quả kinh doanh tốt nên nhóm xe này hàng năm có sự cạnh tranh quyết liệt các phịng cần có chính sách và giải pháp triển khai cụ thê.
- Riêng nhóm chủ xe tư nhân và nhóm khách hàng là các Cơng ty TNHH có tỷ lệ bồi thường cao và là những nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong số lượng xe tham gia lưu thông và tham gia bảo hiểm cần phải tập trung và có giải pháp để giảm tỷ lệ chi bồi thường.
Ở bảng 17, ta thấy tỷ lệ bồi thường các nhóm khách hàng là xe của tư nhân, trách nhiệm hữu hạn và xe vốn nhà nước có tỷ lệ bồi thường cao tương ứng là 63%, 77%, 62%; cịn lại tỷ lệ bồi thường của các nhóm khách hàng HCSN, CỔ phần, sứ qn và Bộ quốc phịng có tỷ lệ bồi thường nhỏ hơn tương ứng là 34%, 44%, 19%, 17%. Tỷ lệ bồi thường của nhóm khách hàng là xe sứ quán là nhỏ nhất và ln ổn định, do đó DNBH Bảo Việt ln tạo mối quan hệ tốt với khách hàng thuộc nhóm này để có thể tái tục hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới. Các nhóm khách hàng là xe tư nhân, Cty TNHH và xe vơn
nhà nước thì DNBH xem xét mức phí và tăng cường các hoạt động giám định và bồi thường chặt chẽ với các nhóm khách hàng này.
Để cụ thể hơn về kết quả của bảo hiểm xe cơ giới ở tất cả các nghiệp vụ ta nghiên cứu kết quả kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt năm 2004 - 2008.
Bảng 2.14: Kết quả bồi thường BHXCG tại Bảo Việt (2004 - 2008)
Chỉ tiêu/Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Hồ sơ năm trước chuyển sang 623 425 618 568 432
Hồ sơ phát sinh trong năm (vụ) 25.979 34.195 36.161 37.026 38.446 Hồ sơ đã giải quyết BT (vụ) 25.890 34.086 35.987 36.908 38.378 tỷ lệ giải quyết bồi thường (%) 97,33 97,46 97,85 98,18 98,71
Số hồ sơ tồn đọng (vụ) 712 534 792 686 500
Tỷ lệ tồn đọng (%) 2,67 1,54 2,15 1,82 1,29
(Nguồn: báo cáo hàng năm Bảo hiểm Bảo Việt)
Qua bảng 2. 1 4 ta thấy: Số vụ tai nạn phát sinh trong năm có xu hướng phát sinh tăng dần trừ năm 2007, số vụ tai nạn giảm từ 36.161 năm 2006 tăng lên 37.026 vụ. Nếu tính năm 2004: 2008, số vụ tai nạn phát sinh tăng 1,48 lần từ 25.979 vụ lên 38.446 vụ đứng thứ 1 về số vụ phát sinh trong 5 năm gần đây.
Ngun nhân của tình hình tai nạn giao thơng ngày càng gia tăng này là do ý thức điều khiển xe cơ giới (chủ yếu là Ơ tơ) của các chủ xe, lái xe khơng tốt, mức độ an toàn của xe được lưu hành trên kém, đường xá nhỏ hẹp hoặc không đúng không đủ tiêu chuẩn, xuống xấp, ... Đặc biệt, trong thời gian gần đây tình trạng chở quá tải số khách được quy định trên xe ngày càng nhiều, mang lại những nguy cơ vô cùng to lớn. Các vụ tai nạn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của xã hội và nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà bảo hiểm.
Do số lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm tăng lên cùng với số lượng vụ tai nạn giao thông phát sinh tăng lên đa làm cho số vụ tai nạn được giải quyết
bồi thường cũng tăng nhằm giúp các chủ xe khắc phục kịp thời, nhanh chóng thiệt hại sau tai nạn. Năm 2007, số vụ được giải quyết bồi thường là 36.908 vụ thì đến năm 2008 là 38.378 vụ tăng 1470 vụ (tương ứng với 1,04 lần).
Nhìn chung cơng tác bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới từ năm 2004 đến năm 2008 đã được giải quyết tốt, tỷ lệ giải quyết tồn đọng giảm từ 2,67 (năm 2005) xuống 1,29% (năm 2008).Tỷ lệ giải quyết bồi thường các năm là khá cao, số hồ sơ được giải quyết tăng qua các năm, số và tồn đọng ở mức cho phép. Cụ thể:
Tình hình giải quyết bồi thường tổn thất của Công ty khá tốt, thể hiện qua các con số sau: Năm 2004, số vụ được giải quyết bồi thường là 25890 vụ đạt 97,33% tổng số hồ sơ khiếu nại, số vụ tồn đọng là 712 vụ chiếm 2,67% số khiếu nại. Trong các năm kế tiếp do thực hiện chặt chẽ tiêu chuẩn ISO 2001 về công tác giám định bồi thường cùng với sự điều chỉnh quy trình giám định bồi thường lần thứ hai đã hiệu quả hơn nên tỷ lệ giải quyết bồi thường tăng đến 98,71%. Đây là con số khá cao thể hiện sự cố gắng của các cán bộ, các phòng và đại lý, ... Qua đó tình hình thị trường chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt đối với thị trường để thấy rõ vị trí của Bảo Việt.
Bảng 2.15: Tình hình th! trường - chi bồi thường
Dựa vào bảng biểu trên ta thấy vào năm 2004 và 2005, chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Việt luôn bằng khoảng 50% so vơi tổng chi bồi thường của toàn thị trường, nhưng bắt đầu từ năm 2006 và năm 2007 thì chi bồi thường bằng 1 /3 so với chi bồi thường toàn thị trường ở bảo hiểm xe cơ giới xét ở tất cả các nghiệp vụ. Năm 2008, tỷ lệ chi bồi thường bảo hiểm xe cơ giới toàn thị trường là 1.829 tỷ đồng, của Bảo Việt là 579 tỷ đồng, chiếm 3 1,66% tồn thị trường. Qua đó thể hiện rằng thị phần của Bảo Việt đang bị chia sẻ bởi các doanh nghiệp bảo hiểm khác về bảo hiểm xe cơ giới nói riêng và các loại hình bảo hiểm khác nói chung, nhưng Bảo Việt vẫn là doanh nghiệp bảo hiểm có thị phần lớn hơn biểu hiện ở tỷ lệ chi bồi thường và bảng biểu doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Việt.
2.2.4 Cơng tác kiểm sốt tổn thất
Đề phòng và hạn chế tổn thất liên quan đến cả trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu làm tốt công tác này, số vụ tổn thất sẽ giảm đi và mức độ tổn thất trong mỗi vụ cũng giảm từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiết kiệm được STBH và chi trả. Công tác đề phịng và hạn chế tổn thất khơng chỉ có ý nghĩa kinh tế mà cịn có ý nghĩa xã hội rất lớn. Bên cạnh việc góp phần tạo ra sự an toàn trong xã hội và cho các chủ xe khi tham gia giao thơng thì cơng tác này cịn làm lợi cho các công ty bảo hiểm khi mà việc bồi thường giảm xuống do giảm các vụ tai nạn phải bồi thường. Không những thê cơng tác đề phịng và hạn chế cịn ảnh hưởng lớn đến cơng tác khai thác. Nó thúc đẩy, kích thích mọi người tham gia bảo hiểm.
Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đề xuất các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất đối với các xe có tham gia bảo hiểm đồng thời trích một khoản tiền cho cơng việc này thơng qua việc cưng cấp cho các chủ xe bình cứu hoả đặc biệt là các chủ xe tham gia bảo hiểm với số lượng lơn hoặc tham gia liên tục trong thời gian dài. Khoản chi này được hoạch tốn tỷ lệ là 0,5% với tổng doanh thu phí của nghiệp vụ.
Nhận thức được rõ tầm quan trọng của cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất, hàng năm Bảo Việt Hà Nội đều trích một khoản tiền nhất định để góp phần xây dựng, nâng cấp các đoạn đường nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn, các biển báo giao thông, thiết kế gương cầu tại những hiểm cua gấp phối hợp với cơng an kiểm tra sự an tồn của xe khi vượt đèo, dốc, ... góp phần hạn chế việc xảy ra tai nạn của các chủ xe. Ngồi ra cơng ty cịn tổ chức tuyên truyền, quảng cáo kêu gọi người dân nâng cao ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thơng nhằm góp phần giảm bớt sổ vụ tai nạn giao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mở các lớp tập huấn cho các lái xe ở các đơn vị vận tải lớn.
Những việc làm trên đóng góp một phần khơng nhỏ vào việc nâng cao uy tín của cơng ty đối với khách hàng, làm tăng tính xã hội và nhân văn của ngành bảo hiểm xã hội.
2.2.5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm
Tính hết năm 2007, tồn thị trường có 22 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thì có tới 14 doanh nghiệp kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Bảo hiểm xe cơ giới vẫn luôn là một trong các nghiệp vụ bảo hiểm có mức đóng góp đáng kể cho thị trường. Theo ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh số của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới năm 2008 đạt gần 3.200 tỷ đồng. Kết quả trên là nhờ nhiều chính sách chế độ quản lý của các cơ quan chức năng được ban hành đã có tác động tích cực tới thị trường. Tuy vậy, tình trạng trục lợi bảo hiểm tiếp tục là mối lo ngại của của DNBH. Thực tế, hiện tượng trục lợi bảo hiểm càng ngày càng xuất hiện 1 cách phổ biến với các thủ thuật hết sức tinh vi gây thiệt hại không nhỏ cho DNBH. Hơn nữa nó cịn tạo tiền lệ xấu, nếu khơng ngăn chặn kịp thời sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền. Theo ước tính, tỷ lệ bồi thường do gian lận thường chiếm khoảng 12 - 15% số tiền bồi thường hàng năm.
Ví dụ 1: Chủ phương tiện đã chỉ đạo tài xế đốt chiếc Ơ tơ hiệu Ford Transit đời 2000 cũ để đòi bồi thường rủi ro, qua điều tra xe này đã được mua bảo hiểm tại Bảo Việt Kon Tum ngày 24/3 với mức trách nhiệm là 400 triệu đồng mà giá trị thực của phương tiện trước khi cháy (ngày xảy ra vụ cháy là 19/6) là 170 - 180 triệu đồng.
Hiện trường vu án Chiếc Transit sau khi bị đốt Một vấn đề nổi cộm trong thời gian gần đây là nhiều chủ xe bức xúc cho rằng dù đã đóng đủ số tiền mua bảo hiềm xe cơ giới nhưng khi xảy ra tai nạn thì nơi giải quyết bồi thường "yêu sách" đủ thứ, thậm chí địi tiền như có một số nhân viên bảo hiểm đòi người được bồi thường phải "lại qua", khung bồi dưỡng" được định giá với nhiều mức sẵn khác nhau. Chẳng hạn hồ sơ được bồi thường 100 - 200 triệu đồng thì phải bồi dưỡng cho người giải quyết hồ sơ là 10%, hồ sơ bồi thường mức thấp từ 1 - 2 triệu đồng thì phải bồi dưỡng là 50%. Nhiều chủ xe muốn được giải quyết hồ sơ bồi thường thuận lợi nên : phải chấp nhận chi khoản bồi dưỡng này.
Ngồi ra có nhiều tình huống dẫn đến trục lợi bảo hiểm như là:
- Không xác định được thời điểm khách hàng yêu cầu bảo hiểm và thời điểm phát sinh sự kiện bảo hiểm. Tình huống này phát sinh khi sự kiện bảo hiểm xảy ra rất gần so với thời điểm yêu cầu bảo hiểm. Cách đây khơng lâu dư luận và báo chí đã đưa tin trường hợp phát sinh sự kiện bảo hiểm (chết) 4 giờ sau khi khách hàng yêu cầu bảo hiểm tại Công ty A. Công ty đã lúng túng
trong việc xử lý; cách xử lý khơng làm hài lịng khách hàng và tranh chấp đã phát sinh.
Không xác định được việc khách hàng tự kê khai giấy yêu cầu. Khơng xác định được tình trạng sức khỏe ban đầu của khách hàng.
- Không các định được chữ ký của khách hàng là thật hay giả cũng như không rõ mặt khách hàng để trả tiền. Khi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng, các nhà bảo hiểm thường yêu cầu khách hàng xuất trình chứng minh thư, hộ chiếu... Tuy nhiên do kích cỡ ảnh trong chứng minh thư khá nhỏ và thường rất mờ (do thời gian) nên việc kiểm tra đơi khi gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, trong q trình bán bảo hiểm phát sinh khá nhiều trường hợp không photo được chứng minh nhân dân của khách hàng do KH ở những địa bàn xa và không muốn cho đại lý mượn chứng minh nhân dân để photo.
Việc sử dụng may ảnh kỹ thuật số để trợ giúp cho việc đánh giá rủi ro và xác định thiệt hại có lẽ cũng là một trong những biện pháp mà Cơng ty. Chẳng hạn, có thể dùng máy ảnh này để ghi lại hình ảnh của người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm nhằm phục vụ cho việc đánh giá rủi ro ban đầu xác định nhân thân khách hàng, xác định sự kiện bảo hiểm; dùng để chụp chứng minh nhân dân ở những vùng xa phục vụ cho việc xác định nhân thân (thay cho phơ tơ)... Việc sử dụng hình ảnh làm chứng cứ trong bảo hiểm phù hợp với các quy định của pháp luật. Hơn nữa, với giá thành như hiện nay, các đại lý hồn tồn có thể tự trang bị máy ảnh kỹ thuật số để phục vụ cho công việc Lưu ý, máy ảnh kỹ thuật số cũng chỉ là một trong những công cụ trợ giúp cho việc đánh giá rủi ro, vì với những hợp đồng dài hạn hàng chục năm thì hình ảnh chụp có thể sẽ khơng có nhiều ý nghĩa trong việc xác định nhân thân. Tất nhiên, có thể khắc phục vấn đề này bằng cách liên tục cập nhật hình ảnh của khách hàng.
Dưới đây ta xét tình hình trục lợi bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Việt đặc trưng là hai nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người thứ ba trong thời gian qua.
Bàng 2.16: Tình hình trục lợi bảo hiểm BHVC tại Bảo Việt (2004-2008)
Năm Số vụ gian lận (vụ) Số tiền trục lợi (trđ) Số tiền trục lợi bình quân 1 vụ (trđ/vụ) 2004 45 4.056,3 90,14 2005 64 3.240,96 50,64 2006 59 11.304,99 191,61 2007 136 14.780,48 108,68 2008 161 16.050,09 99,69
Bảng 2.17: Tình hình trục lợi bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới với người thứ ba tại Bảo Việt (2004-2008)
Năm Số vụ gian lận (vụ) Số tiền trục lợi (trđ) Số tiền trục lợi bình quân 1 vụ (trđ/vụ) 2004 21 1.287,51 61,31 2005 32 1.091,52 34,11 2006 25 2.242,25 89,69 2007 69 6.766,14 98,06 2008 103 11.805,86 114,62
(Nguồn: Phòng thanh tra pháp chế)
Dựa vào bảng 2.16 và bảng 2.17, số vụ gian lận năm 2007, 2008 tăng đột biến so với các năm trước ở cả hai nghiệp vụ.
Ở nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới năm 2007 thì số vụ gian lận là 136 vụ, số vụ gian lận năm 2006 là 59 vụ tức là năm 1007 tăng 77 vụ, tương ứng là 130,5% so với năm 1006, năm 2008 số vụ gian lận là 161 vụ, tức là tăng 25 vụ, tương ứng là 18,38%.
Ở nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với người