2.4.3.1 Từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
- Về mặt nhận thức: mặc dù Đảng và Nhà nước đã khẳng định chính sách nhất quán phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số phân biệt giữa các DNNVV với các DNNN.
- Về thể chế chính sách: Hệ thống pháp luật và môi trường kinh doanh đang được xây dựng để phù hợp với hòan cảnh mới, phù hợp với xu thế hội
chéo, thiếu rõ ràng, tính hiệu lực chưa cao làm cho các DNNVV gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu, vận dụng và chấp hành. Cải cách hành chính diễn ra chậm khiến doanh nghiệp mất rất nhiều thời gian và tiền bạc.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền từ Trung ương tới địa phương đối với việc khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển DNNVV còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ công chức thực hiện nhiêm vụ còn thiếu và yếu, nhất là đối với các cơ quan cấp huyện, xã, một số cán bộ còn sách nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Ở một số khâu, bộ máy còn xảy ra tình trạng thiếu các phương tiện làm việc, dẫn đến sự quá tải, chậm chễ trong việc giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp.
- Nhà nước vẫn dồn một số lượng lớn vốn đầu tư vào các DNNVV trong khi các DNNVV được rất hạn chế. Quỹ bảo lãnh tín dụng được vận hành kém, không hiệu quả.
- Công tác quản lý doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh còn nhiều hạn chế, thường xuyên không thống kê được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, số các doanh nghiệp ngưng hoạt động và giải thể.
2.4.3.2 Từ phía các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phần lớn các DNNVV chưa chủ động xây dựng chiến lược phát triển lâu dài và còn thiếu kế hoạch kinh doanh, đào tạo, quản lý cụ thể.
- Các DNNVV còn lúng túng trong việc liên kết, nhất là liên kết trong cùng một ngành nghề để cùng nhau phát triển. Hoạt động của một số các Hiệp hội DNNVV còn thiếu hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu.
CHƯƠNG 3
KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở