Nguyên nhân trên giác độ vĩ mô:

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại bidv hà thành (Trang 53 - 56)

- Môi trường pháp lí cho hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C còn chưa được hoàn thiện: hành lang pháp lí cho thanh toán quốc tế nói riêng và cho hoạt động ngân hàng nói chung còn nhiều bất cập và chưa đồng bộ. Hơn nữa điều kiện để thực thi luật còn chưa đầy đủ, chúng ta chưa có riêng một qui chế, văn bản pháp lí hướng dẫn thực hiện giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu. Sự khác biệt giữa luật quốc gia với các điều kiện và thông lệ quốc tế

trong thanh toán quốc tế vẫn còn gây nhiều tranh chấp, có những quy định mà có thể hiểu theo cách nào cũng đúng, hoặc là bản thân UCP 600 có những điều khoản mà người không chuyên ngành có thể hiểu sai. Ví dụ: Thông báo sửa đổi yêu cầu ngày giao hàng lần 1 vào 25/02/2008 sửa thành ngày 15/02/2008, ngày giao hàng lần hai vào ngày 05/03/2008 sửa thành 20/02/2008. Người bán chấp nhận sửa đổi đầu tiên, sửa đổi 2 không chấp nhận. Trường hợp này không phải là chấp nhận một phần sửa đổi, nhưng người mua nghĩ rằng đó là sửa đổi từng phần và do đó vẫn giao hàng theo tiến độ cũ. Hoặc là những điều khoản về dung sai khi giao hàng nhiều lần, các ngân hàng có thể hiểu dung sai là quy định cho tổng lượng hàng hóa được giao hoặc là dung sai cho lần giao hàng đều có lý, do đó tranh chấp xảy ra.

Môi trường pháp luật: Phương thức Tín dụng chứng từ liên quan tới 3 hợp đồng: Hợp đồng thứ nhất (hợp đồng ngoại thương- giữa người nhập khẩu và xuất khẩu) được các luật sau điều chỉnh: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989, luật thương mại Việt Nam 1997, Luật hàng hải Việt Nam 1990, các công ước quốc và hiệp định song phương, đa phương Việt Nam ký kết (công ước Brussel 1924, Hamburg1978, UBL…), tập quán thương mại quốc tế: Incoterm. Hợp đồng thứ 2 (giữa người xin mở thư tín dụng và NHPH) chịu điều chỉnh bởi: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, Luật thương mại, luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh quản lý ngoại hối, nghị định 64/NĐ_CP2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức tín dụng… Hợp đồng thứ 3 (L/C) chịu sự điều chỉnh của UCP 600, ISBP681, URR525… Hiện nay ở Việt Nam chưa có một ngân hàng nào sử dụng eUCP1.1 trong thanh toán quốc tế bằng L/C. Như vậy có thể thấy một thực tế là ở Việt Nam chưa có quy định riêng về thanh toán quốc tế trong một Bộ luật, Pháp lệnh hay Nghị định nào cả, các quy định của Pháp luật về thanh toán quốc tế nằm rải rác ở các văn bản chủ yếu như luật dân sự, luật thương mại 1997… điều này gây khó khăn cho các bên liên quan tham chiếu và nghiên cứu đủ các quy định về thanh toán quốc tế, sai sót trong thanh toán hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi đó ở các nước, người ta

đã xây dựng Luật hay các văn bản dưới luật điều chỉnh riêng cho phương thức thanh toán bằng L/C có tính tới thông lệ quốc tế và đặc thù của nước họ.

Các văn bản quy định về hoạt động xuất nhập khẩu, biểu thuế quan không ổn định, cùng với hiệu lực thi hành của pháp luật kém dẫn tới việc người bán và người mua không làm tròn trách nhiệm của mình theo phương thức thanh toán bằng L/C.

- Chính sách thương mại chưa ổn định: chính sách thương mại không ổn định, gây khó khăn cho ngân hàng. Có những mặt hàng năm nay cho phép nhập nhưng năm sau lại không cho phép nhập nữa làm cho các doanh nghiệp đã kí kết hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Thủ tục hành chính trong quản lí xuất nhập khẩu còn rườm rà, mất nhiều thời gian, gây phiền toái thậm chí làm lỡ mất nhiều cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp và ngân hàng.

Định hướng kế hoạch nhập khẩu của Chính phủ là vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính quyết định đối với chiến lược sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Với những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được chúng ta nên có chính sách bảo hộ hàng hóa trong nước và cấm nhập khẩu những mặt hàng đó, nhất là bằng phương thức L/C trả chậm. Chỉ cho phép các doanh nghiệp mở L/C trả chậm để nhập khẩu những mặt hàng như: máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại hoặc nhập phụ tùng, nguyên nhiên vật liệu trong nước chưa sản xuất được… để đáp ứng nhu cầu trong nước.

- Chính sách tỉ giá hối đoái: việc tỉ giá thay đổi, bất ổn định gây khó khăn đối với việc thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng. Việc điều chỉnh tỉ giá và biên độ giao động tỉ giá là cần thiết, tuy nhiên những sự đột biến về tỉ giá trong thời gian qua với bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho

hàng trả chậm nước ngoài, vì tiền hàng thu được là đồng VND nhưng khi tới hạn thanh toán phải chuyển đổi ra USD để thanh toán cho đối tác.

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại bidv hà thành (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w