Kiến nghị đối với Chính phủ và các ngành liên quan:

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại bidv hà thành (Trang 78 - 81)

3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lí cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức L/C.

Về bản chất, thư tín dụng là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng thương mại và các loại hợp đồng khác. Các hợp đồng này có thể làm cơ sở cho thư tín dụng nhưng các ngân hàng khônglieen quan đến hoặc không bị ràng buộc bởi hợp đồng. Hiện nay, việc thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức L/C được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP600, nhưng ở từng quốc gia, giao dịch này còn bị điều chỉnh và chi phối bởi hệ thống luật pháp nước họ, các nước còn lại trên thế giới đều nhìn nhận

UCP600 là văn bản nằm trong hệ thống thông lệ và tập quán quốc tế mà khách hàng các nước muốn trao đổi với nhau đều phải tuân thủ. Luật quốc gia thường tôn trọng và ít khi có mâu thuẫn với UCP600, tuy nhiên nếu có sự khác nhau, thậm chí đối nghịch thì luật quốc gia sẽ vượt lên tất cả và được tuân thủ. Chính vì thế, một trong những kiến nghị quan trọng đối với Chính phủ và các ngành ban liên quan đó là cần hoàn chỉnh một môi trường pháp lí cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu. Cụ thể đó là những vấn đề sau:

Khẩn trương ban hành những văn bản pháp lí cho giao dịch thanh toán nhà xuất khẩu, có thể là nghị định về thanh toán quốc tế đề cập tới mối quan hệ pháp lí giữa giao dịch chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các ngân hàng khi tham gia sử dụng thư tín dụng, mối quan hệ này cũng cần được pháp lí hóa trên cơ sở luật pháp quốc gia. Để tạo lập hành lang pháp lí của giao dịch này giữa ngân hàng và khách hàng, cần kí kết thỏa thuận chung mang tính nguyên tắc trong giao dịch bằng văn bản. Những văn bản này rất cần thiết không chỉ đối với ngân hàng mà còn là cơ sở để tòa án, trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong giao dịch L/C. Các cơ quan pháp luật không thể chỉ dựa vào thông lệ quốc tế mà xét xử những vụ kiện phát triên tại Việt Nam, vì UCP không thể thay thế luật pháp của một quốc gia, hơn nữa nó có những hạn chế nhất định do không bao giờ bao quát tất cả các giao dịch vô cùng phong phú của thực tiễn.

Quyền được miễn thanh toán của ngân hàng khi mở quan hệ giao nhận bị trọng tài tuyên án hủy bỏ.

Quyền được nhận hàng của ngân hàng mở khi người thế chấp lô hàng bị mất khả năng thanh toán.

Quyền được bảo lưu số tiền chiết khấu của ngân hàng trong quan hệ mua bán đứt đoạn. Cần phải có qui chế chiết khách hàngấu hối phiếu lập theo

thư tín dụng cụ thể hoát luật quốc tế làm cơ sở giải quyết tranh chấp giữa các ngân hàng chiết khách hàngấu và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cần tạo hành lang pháp lí cho giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong quan hệ tín dụng chứng từ. Cho tới nay, hầu hết các khách hàng đến ngân hàng xin mở L/C đều không có văn bản pháp lí có tính chất hợp đồng được thỏa thuận bằng văn bản. Ở BIDV HT hầu hết chỉ có các loại giấy tờ như: đơn yêu cầu mở L/C, giấy cam kết thanh toán, đơn xin bảo lãnh nhận hàng và kí hậu vận đơn, thông báo thư tín dụng, đơn xin chiết khấu chứng từ. Các chừng từ này chỉ đơn giản là giao dịch ngân hàng, không thể hiện được tính pháp lí và ràng buộc giữa hai bên nên gây ra khó khăn khi toàn ăn xét xử tranh chấp.

3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, quản lí chặt chẽ nhập khẩu để cải thiện cán cân thương mại quốc tế.

Sản phẩm xuất khẩu của nước ta còn nghèo nàn và sản phẩm chưa qua chế biến vẫn chiếm một tỉ trọng lớn, hoặc nếu có chế biến thì chủ yếu vẫn là những mặt hàng sơ chế. Vì vậy, để phục vụ cho chiến lược về xuất khẩu, nhằm mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững cho nền kinh tế, chúng ta cần có giải pháp sau:

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại,đặc biệt là hoạt động thương mại đối với những thị trường lớn như Nhật Bản,Mĩ, Eu…xây dựng và phát triển thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường mới.

Khai thác có hiệu quả tiềm năng về tài nguyên, sức lao động và đất đai, giảm giá thành hàng xuất khẩu Việt Nam để đủ sức cạnh tranh với hàng hóa trong khu vực. Cần đầu tư thích đáng vào các sản phẩm truyền thống và có ưu thế, đồng thời mở rộng các ngành sản xuất những mặt hàng có thị trường lớn.

Có chính sách đầu tư hợp lí cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và phấn đấu xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm đã qua chế biến.

Chính sách tỉ giá hối đoái mềm dở linh hoạt nhằm khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhưng vẫn bảo đảm tính ổn định vĩ mô của nền kinh tế, không gây nên những cú sốc lớn làm thiệt hại tới các doanh nghiệp nhập khẩu.

Bên cạnh các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, cần có các biện pháp quản lí chặt chẽ nhập khẩu, nhưng không đi ngược lại những cam kết trong hiệp định thuế quan ưu đãi... Cụ thể:

Nhà nước cần xây dựng và công bố một lịch trình giảm thuế cụ thể nhằm giảm dần sự bảo hộ đối với một số ngành sản xuất trong nước.

Nhà nước cần giảm tối đa, thậm chí xóa bỏ việc dùng hạn ngạch nhập khẩu và một số biện pháp phi thuế quan khcas, đồng thời thay vào đó chế độ thuế nhập khẩu thích hợp.

Cải tiến công tác quản lí điều hành xuất nhập khẩu, cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, tinh giảm thủ tục hải quan, chống buôn lậu, quản lí nhập khẩu tiểu ngạch…

Một phần của tài liệu hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại bidv hà thành (Trang 78 - 81)