Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về Hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nhân tố con người với việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của việt nam (Trang 37 - 49)

2.1 Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập kinh tế quốc tế. quốc tế.

2.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế thời đại.

Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế của thời đại. Vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế bỏ qua sự khác biệt về chế độ chính trị để hợp tác về

kinh tế. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế của thời đại quá

độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản, ngày càng lôi cuốn được nhiều nước tham gia, không một nước nào có thể phát triển mà lại đứng ngoài xu thế ấy, nó hình thành bởi các nguyên nhân như sau:

Nhân tố thứ nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lịch sử loài người từ thời sơ khai chúng ta thấy, con người sống bằng nghề hái lượm và săn bắt, tự cung tự cấp thì không cần trao đổi. Nhưng khi có sản xuất thì bắt đầu có trao đổi, sản xuất càng phát triển thì trao đổi ngày càng rộng, và dần hình thành sự mua bán và thị trường. Trong xã hội phong kiến trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, thị trường bị vây chặt trong địa hạt của từng lãnh chúa. Ban đầu là thị trường có giới hạn trong vùng dân cư hạn hẹp, nhưng theo thời gian số lượng con người tăng dần và đồng thời với điều đó là phạm vi, quy mô, tốc độ sản xuất hàng hóa cũng tăng theo, do đó càng ngày giới hạn của thị trường càng được mở rộng theo nhu cầu của loài người. Bây giờ sản xuất của loài người là rất lớn đã vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia. “Từ những năm 70 của thế kỉ XX tỉ xuất hàng hóa của cả thế giới chỉ có khoảng 5%, đến giữa thập niên đầu thế kỉ XXI đã lên 25%; Tức là ¼ sản lượng sản xuất ra để trao đổi”[12;43]. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, chủ nghĩa tư bản ra đời với lực lượng sản xuất hiện đại đã hình thành nên thị trường dân tộc, với sự chuyển hóa của chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa đế quốc bành trướng xâm chiếm thị trường trên diện rộng. Sang cuối thế kỉ XX sự phát triển của lực lượng sản xuất, đưa loài người từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp và đang tiến dần vào ngưỡng cửa xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức.Vì vậy đòi hỏi phải có thị trường rộng lớn, thị trường khu vực một số nước không đủ thì phải mở rộng ra thị trường toàn cầu. Như vậy Toàn cầu hóa và hội nhập là xu thế tất yếu, đáp ứng nhu cầu cần thiết phải trao đổi hàng hóa của con người.

Nhân tố thứ hai đó là sự phân công lao động. Hiện nay sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc, bất kỳ loại sản phẩm nào cung mang tính

chất quốc tế, không còn sản phẩm nào mang tính quốc gia thuần túy nữa, các sản phẩm đều chứa đựng tính quốc tế. Thí dụ “để sản xuất máy bay Bôing cần phải có 4,5 triệu linh kiện khác nhau được sản xuất tại 1.600 nhà máy ở 65 quốc gia, trong đó Mỹ chỉ thiết kế và nắm những cái chủ chốt” [12;43].

Nhân tố thứ ba là sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là hai lĩnh vực làm cho nền kinh tế mang tính toàn cầu sâu sắc, là công nghệ thông tin nhất là Internet và phương tiện giao thông vận tải hiện đại nhất là đường không và đường biển. Nó làm cho thế giới gắn kết với nhau trên tất cả các phương diện như: Buôn bán, vận tải, giao dịch, chuyển tiền, thư từ …v.v.

Nhân tố thứ tư là sự ra đời và phát triển của các công ty xuyên quốc gia. Chúng tủa ra như “con bạch tuộc bao tất cả thế giới” và nằm ở tất cả các quốc gia, “bao gồm 14 - 15 vạn chi nhánh khác nhau với hơn 30 triệu lao động - nắm đến 90% đầu tư nước ngoài, hơn 80% phát minh sáng chế và hơn 60%

kim nghạch xuất khẩu” [12;43]. Vì vậy muốn hay không chúng ta phải sống

với nó, không những thế còn phải tìm mọi cách để lôi kéo thu hút sự đầu tư của nó. Vì có nó mới có công nghệ, có vốn và thị trường, nó đã và đang làm cho nền kinh tế các dân tộc mang tính chất thế giới.

Nhân tố thứ năm là hệ thống kinh tế chủ nghĩa xã hội tan rã, các nước còn lại là Trung Quốc, Việt Nam, Lào…Đều chủ trương chuyển sang kinh tế thị trường, chủ trương mở cửa hội nhập kinh tế thế giới và đã đạt được những kết quả to lớn, đặc biệt Trung Quốc hiện là nước có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, đã nói lên xu thế Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế thiết yếu thời đại ngày nay.

Như vậy quá trình Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra một cách tự nhiên, là tiến trình vận động phát triển lịch sử loài người, không ai, quốc gia hay lực lượng nào có thể chia cắt được thị trường thế giới.

Bên cạnh quá trình Toàn cầu hóa với rất nhiều cơ hội và thách thức, cạm bẫy, cạnh tranh…Thì cũng có xu hướng Khu vực hóa. Đây là một xu hướng nhỏ nằm trong xu hướng Toàn cầu hóa; nhưng nó lại phát triển như một phản ứng lại quá trình Toàn cầu hóa. Nhiều nước không chịu được sức ép của Toàn cầu hóa, hoặc có nước muốn đi nhanh hơn, có nước muốn đi chậm hơn thì tập hợp lại thành khu vực kinh tế. Như châu Âu thành một thị trường

chung là EU, Bắc Mỹ có NAFTA; Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình

Dương là APEC. Đông - Nam Á có AFTA…v.v, hiện nay trên thế giới có

khoảng 37 tổ chức mậu dịch tự do khu vực.

Toàn cầu hóa là một xu hướng bao trùm của sự phát triển kinh tế thế giới ngày nay, trong đó các hoạt động kinh tế và kinh doanh của mỗi nước, do tác

động của công nghệ truyền thông và vốn, đã gia tăng mạnh vượt ra khỏi biên giới quốc gia, liên kết một chỉnh thể thị trường toàn cầu. Đồng thời với quá trình đó là sự gia tăng mạnh mẽ làn sóng hình thành và hoàn thiện các định chế, tổ chức quốc tế tương thích nhằm quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế đã ngày càng lệ thuộc vào nhau giữa các nước và các khu vực. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đang trở thành xu thế khách quan đối với mọi quốc gia. Chính xu thế này đang làm cho nền kinh tế thế giới tiến tới được nhất thể hóa thành một thể thống nhất, trong đó mỗi nền kinh tế là một bộ phận không tách rời.

Mặt khác, tất cả các quốc gia dân tộc trên thế giới đều có mục đích là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, hội nhập là con đường rút ngắn để thực hiện được mục tiêu đó. Hội nhập là để phát triển kinh tế thị trường, là nhằm xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người. Bản chất của chủ nghĩa xã hội là một trào lưu quốc tế được sinh ra từ trong lòng xã hội tư bản phát triển, không thể sinh ra từ xã hội tiểu nông, xây dựng trên nền tảng kinh tế tiểu nông, mà chủ nghĩa xã hội là sự phát triển trên cơ sở kinh tế tư bản hiện đại, giải quyết mâu thuẫn của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Hội nhập cũng tạo điều kiện để khai thác và phát huy vai trò các yếu tố đó trong sự nghiệp xây dựng nền kinh tế mới. Vì vậy để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần thiết phải mở cửa hội nhập kinh tế. “Như thế hội nhập kinh tế giúp chúng ta tiếp cận gần hơn tới những yêu cầu cơ bản và cốt lõi của xã hội chủ nghĩa hiện đại thay thế chủ nghĩa tư bản theo quy luật phủ định của phủ định” [1;315].

Nước ta, một nước đang phát triển có trình độ khoa học thấp kém đi lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh thế giới đã có nhiều biến chuyển. Hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, chỉ còn lại một số nước phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, và các nước đó cũng đã mở cửa hội nhập tích cực trên phạm vi toàn cầu và đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu khách quan của đất nước, là mở rộng quan hệ kinh tế song phương và đa phương ngày càng đa dạng, là con đường đúng đắn phù hợp để phát triển, nhận chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại, thu hút nguồn lực xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến nhằm tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Trên phương diện đó mở cửa hội nhập không đối lập với chủ nghĩa xã hội, không mâu thuẫn với định hướng xã hội chủ nghĩa mà tạo điều kiện hình thành nền tảng cho chủ nghĩa xã hội. Con đường đó là phù hợp quy luật khách quan của tiến trình

phát triển của lịch sử loài người, và cũng là con đường hợp theo xu thế thời đại ngày nay.

Nhận thức đúng xu thế thời đại, Đảng ta chủ trương mở cửa, hội nhập kinh tế một cách chủ động và tích cực nhằm phát triển đất nước và giữ vững độc lập tự chủ. Có thể tóm tắt quá trình thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế của nước ta trong thời gian qua như sau.

Về quan hệ song phương, “nước ta đã có quan hệ thương mại với 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó đã kí kết hiệp định thương mại với 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định chống đánh thuế hai lần, có thỏa thuận đối xử tối huệ với 81 quốc gia.

Đã ký kết một số hiệp định quan trọng: Hiệp định Thương mại Việt Nam - Trung Quốc (1991), Hiệp định Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

(1992), Hiệp định khung với Liên minh châu Âu (EU) (1992), Hiệp định

Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (2000), Hiệp định Hợp tác đầu tư với Nhật Bản (2003)…Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ đầu tư với 75 nước và vùng lãnh thổ.

Về các quan hệ đa phương toàn cầu và khu vực: Khai thông và nối lại

quan hệ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (INF) và Ngân hàng Thế giới (WB) (1993);

gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995; tham gia

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; là thành viên sáng lập

Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996; gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh

tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998; và từ tháng 1/2007 chính

thức trở thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); tham gia các

câu lạc bộ hội nhập khu vực như Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Trung

Quốc (ACFTA) năm 2001.

Thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế.

Về mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và đối tác thương mại: Đến nay thị trường xuất khẩu của Việt Nam được mở sang 220 nước và vùng lãnh thổ, thị trường nhập khẩu cũng mở rộng tới 170 nước và vùng lãnh thổ. Kim

nghạch xuất khẩu tăng nhanh, năm 1990 kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD

và nhập khẩu là 2,7 tỷ USD nhưng đến năm 2004 kim nghạch xuất khẩu đạt

26 tỷ USD, nhập khẩu 31,5 tỷ USD. Năm 2005 xuất khẩu 32,4 tỷ USD, nhập

khẩu 37 tỷ USD. Năm 2006 xuất khẩu đạt khoảng 39 tỷ USD, nhập khẩu đạt

khoảng 42,5 tỷ USD. Năm 1991 nếu tỷ trọng các mặt hàng thô, sơ chế, các

sản), thì đến năm 2004 chỉ còn 43%. Hàng chế biến (công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp) đã chiếm tới 57%.

Về tăng thu hút đầu tư và góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Từ năm 1998 đến năm 2005 trên 6.030 dự án đầu tư đã được cấp giấy phép còn

hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư hơn 51 tỷ USD trong đó thực hiện gần 30 tỷ

USD; có khoảng 800 doanh nghiệp của 75 nước và vùng lãnh thổ có dự án

đầu tư tại Việt Nam” [1;319, 320, 321].

“Mười năm thực hiện chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, chúng ta đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng. Kinh tế tăng trưởng

nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

năm 2010 so với năm 2000 theo giá thực tế gấp 3,26 lần; thu ngân sách, kim nghạch xuất khẩu gấp năm lần, tuổi thọ bình quân tăng từ 67 lên 72,5 tuổi” [7;177]. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có những bước cải thiện đáng kể theo hướng đa dạng hóa và tăng dần tỷ trọng của hàng hóa đã qua chế biến.

Như vậy hội nhập kinh tế quốc tế vừa có tính tất yếu khách quan trong tiến trình vận động phát triển của lịch sử xã hội loài người, vừa là yêu cầu cần thiết hội nhập theo xu thế Toàn cầu hóa của thời đại có nền kinh tế vừa hợp tác vừa đấu tranh trong mối quan hệ song phương, đa phương trên toàn thế giới.

2.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu khách quan.

Nhận thức rõ yêu cầu khách quan của nội lực, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ động đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Đường lối của Đảng ta về mặt đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế trong mấy chục năm qua đã khẳng định nhận thức ấy.

Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam luôn coi kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nguyên tắc cơ bản trong đường lối chiến lược của mình. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ta coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận không tách rời của cách mạng thế giới. Khi giành được chính quyền Hồ Chí Minh nêu rõ: Nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực: Trong đó có mục ghi rõ. “Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của Liên Hiệp quốc”.

Nhưng do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do chiến tranh kéo dài và cục diện thế giới có sự đối đầu giữa hai cực Liên Xô - Mỹ cùng hai hệ thống Xã hội chủ nghĩa - Tư bản chủ nghĩa, nước ta bị bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc mấy chục năm liền, bấy giờ nước ta chủ yếu quan hệ kinh tế với các

nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Sau nhiều năm tham gia với tư cách quan sát viên, từ năm 1978 Việt Nam chính thức tham gia Hội đồng Tương

trợ Kinh tế (SEV).

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta quán triệt sâu sắc hơn sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nên đã đề ra những chủ trương đúng đắn chỉ đạo hoạt động thực tiễn chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều thành tựu quan trọng.

Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trên lĩnh vực kinh tế Đảng ta chỉ rõ: “Muốn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nước ta phải tham gia vào sự phân công lao động quốc tế; trước hết và chủ yếu là mở rộng quan hệ phân công; hợp tác toàn diện với Liên Xô, Lào, Campuchia, với các nước khác trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa; đồng thời tranh thủ mở rộng quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi” [4;81].

Vào những năm cuối thập kỷ 80, đường lối cải tổ ở Liên Xô và các nước

Một phần của tài liệu Tư tưởng hồ chí minh về nhân tố con người với việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của việt nam (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w