mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
2.2.1 Vai trò của phát huy nhân tố con người trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Lịch sử phát triển xã hội đã chứng minh rằng con người là yếu tố đóng vai trò quyết định trong mọi giai đoạn phát triển. Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác đã hoàn toàn đúng đắn khi khẳng định rằng, sự phát triển xã hội không phải do một lực lượng siêu nhiên nào, mà do chính con người đã sáng tạo nên lịch sử của mình - lịch sử xã hội loài người. Triết học Mác đề cập một cách biện chứng và khoa học về vị trí, vai trò của con người đối với sự phát triển xã hội.
Nhận thức rõ vai trò to lớn của nguồn lực con người, trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế quốc hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh đến nguồn lực con người, coi đó là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Vai trò quan trọng của con
người trong hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện tập trung trên một số điểm cơ bản sau.
Trong quan hệ so sánh với các nguồn lực khác của sự phát triển xã hội, con người đóng vai trò nguồn lực trọng yếu nhất; hơn thế còn là nguồn lực vô tận, có thể khai thác không bao giờ cạn. Như chúng ta đã biết sự phát triển xã hội luôn cần đến một hệ thống các nguồn lực khác nhau, như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động…Trong đó con người thể hiện như một tài nguyên quý giá nhất. Các nguồn lực vật chất ngoài con người đương nhiên là sự cần thiết cho sự phát triển, song chúng là những nguồn lực hữu hạn, nghĩa là có thể bị cạn kiệt và một số tài nguyên là không thể tái tạo được, bị cạn kiệt vĩnh viễn; hơn nữa chúng chỉ phát huy giá trị khi được kết hợp với nguồn lực con người. Trong khi đó nguồn lực con người có những tiềm năng nổi trội hơn hẳn. Đặc biệt trong điều kiện Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, với nền tảng khoa học công nghệ phát triển mạnh như hiện nay, trí tuệ con người được coi là nguồn tài nguyên vô hạn; đồng thời lao động trí tuệ con người sẽ quyết định nhất đối với năng suất, chất lượng lao động cũng như chất lượng sản phẩm hàng hóa. Do vậy con người trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững trong xu thế Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Một mặt, trong toàn bộ các nhân tố hợp thành cơ thể xã hội, con người luôn đứng ở vị trí trung tâm; mặt khác trong hệ thống động lực thúc đẩy lịch sử xã hội phát triển, con người là động lực cơ bản quan trọng nhất và đóng vai trò quyết định.
Trong thời đại văn minh mới, nền văn minh thông tin, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế, yếu tố quyết định chính là con người. Trong cạnh tranh, mọi gian dối lừa gạt sẽ bộc lộ, thất bại, xã hội tồn tại và phát triển không phải bằng lừa dối đầu cơ, hàng giả…Mà bằng sự sáng tạo của con người, thắng lợi chủ yếu là công nghệ mới, năng lực quản lý, điều hành có hiệu quả của con người. Đây là vấn đề có tính quy luật, có thể nói thời đại ngày nay ai tạo ra công nghệ mới, năng lực quản lý mới trên cơ sở phát huy tối đa khả năng sáng tạo của con người thì người đó thắng.
Bước vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vai trò quan trọng của nguồn lực con người tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định và phát huy. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta chỉ ra rằng con người là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển xã hội; rằng, phát huy
sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhiện vụ chiến lược của Đảng nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Trong suốt quá trình đổi mới và hội nhập vừa qua Đảng ta liên tục khẳng định vai trò to lớn của con người và tích cực giáo dục đào tạo nhằm tạo ra lực lượng sản xuất tiên tiến hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc Việt, từ đó đã phát huy một cách tốt nhất nhân tố con người vào quá trình đổi mới hội nhập kinh tế quốc tế.
Kế thừa các đại hội trước Đại hội X chỉ rõ: Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; “xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam” [6;106]. Và trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI viết: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển…Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [7;76, 77].
Như vậy, có thể nói công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta luôn được đặt ra trong mối quan hệ với việc giải quyết con người, lấy con người vừa là mục tiêu vừa là động lực trong công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Tính chất và hiệu quả của sự nghiệp đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế phụ thuộc vào tính chất và hiệu quả của việc giải quyết vấn đề con người, song vấn đề phát triển con người và nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề xã hội bao giờ cũng là vấn đề cơ bản, có tính chiến lược và cần phải được tiến hành một cách nghiêm túc, thận trọng, tránh chủ quan, duy ý chí.
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố đảm
bảo chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tính chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, một trong những yếu tố quyết định việc chúng ta có thể tranh thủ, tận dụng thành công những cơ hội thuận lợi và vượt qua được những thách thức khó khăn mà quá trình đó đặt ra hay không phụ thuộc đáng kể vào con người - nguồn lực nội sinh đóng vai trò quan trọng và quyết định nhất.
Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế tri thức và trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: Áp dụng công nghệ mới; phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”. Bởi trong thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư, có môi trường kinh tế - chính trị ổn định.
Vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay. Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động luôn đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động kinh tế, trong các nguồn để phát triển kinh tế. Theo nhà kinh tế người Anh, William Petty cho rằng lao động là cha đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất; C.Mác cho rằng con người là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất; trong truyền thống Việt Nam xác định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”; Avill Toffer người Mỹ cho rằng “tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”.
Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định
quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ, tái tạo các nguồn lực khác. Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ…v.v, có mối quan hệ nhân quả với
nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Và so với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chổ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Vì vậy con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về mặt tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu hội đủ bốn điều kiện: Một la, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn; hai la, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó; ba la, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo; bốn la, quốc gia đó có những nhà doanh nghiệp tài ba.
Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là quá trình tất yếu để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển bền vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Thứ ba, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng
cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển bền vững.
Thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế
quốc. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Xuất phát điểm của đổi mới là gì, nếu không phải là từ con người, bởi không có sự đổi mới xã hội nào nếu không có sự đổi mới từ
con người. Lịch sử nhân loại xét đến cùng, là lịch sử giải quyết vấn đề con người và giải phóng con người từng bước thoát khỏi thần quyền và bạo quyền để đi đến mục tiêu phát triển toàn diện cá nhân trong xã hội văn minh. Không một dân tộc nào tồn tại và phát triển lại không chú ý đến con người, chỉ có điều là khác nhau ở mục đích và phương pháp giải quyết mà thôi.
Thực tiễn đổi mới ở Việt Nam vừa qua đã chứng minh rằng, không phải bộ máy, cũng không phải khâu nào khác trong hệ thống chính trị với tầm quan trọng của nó, mà chính là con người với phẩm chất và năng lực nhất định đã trở thành nhân tố quyết định của đổi mới. Vì thế đổi mới không thể thành công, nếu chúng ta không tạo ra được môi trường xã hội thuận lợi để khơi dậy hoạt động sáng tạo của con người. Mặt khác, đổi mới cũng chẳng đem lại kết quả gì, nếu chúng ta quay lưng lại với những vấn đề rất cơ bản của con người.
2.2.2 Thực trạng việc phát huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”; “Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Tại Đại hội VII, khi xác định con người Việt Nam vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta đã khẳng định nhiệm vụ trọng tâm của văn hóa là tập trung xây dựng con người và nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Cương lĩnh của Đảng thông qua tại Đại hội VII (năm 1991) đã khẳng định: Xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội con người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước; có nền kinh tế phát triển cao và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện để phát triển toàn diện cá nhân; công bằng xã hội và dân chủ được đảm bảo. Tại Đại hội VIII, khi đưa ra các phương hướng chủ yếu phát triển trí tuệ con người Việt Nam thể hiện trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, Đảng ta khẳng định giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (năm 1996) và Hội nghị trung ương 5 (năm 1998) khóa VIII đều nhấn mạnh những phẩm chất cơ bản của con người mới mà chúng ta cần xây dựng để phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,