Lưu lượng; pH;

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ quan trắc nước thải tự động để quản lý các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 30 - 34)

học như lọc cát, than hoạt tính hoặc oxy hóa bậc cao nhằm khử COD khó

phân hủy, màu và cặn lơ lửng sinh học.

Nhìn chung, các trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ sau: pH, dầu mỡ, cặn lơ lửng, BOD5, COD, vi sinh gây bệnh. Yêu cầu đầu ra của nước thải sau HTXL đạt TCVN 5945 : 2005, cột A. Đối với ô nhiễm KLN chưa có thiết bị đo on-line, do đó, đối với loại ô nhiễm này, trong khuôn khổ dự án sẽ trang bị thiết bị lấy mẫu tự động để lấy mẫu vào thời điểm nghi ngờ, sau đó đem gửi các phòng thí nghiệm để phân tích.

Các chỉ tiêu quan trắc đề nghị chọn:

Từ những đặc điểm, tính chất gây ô nhiễm của các nguồn thải từ các KCN, các nguyên lý xử lý nước thải của các HTXLNT tập trung vừa phân tích ở trên, theo Nghị Định 67/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 13 tháng 6 năm 2003 về Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, theo thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 về việc Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Các chỉ tiêu quan trắc tự động đề nghị chọn như sau:

- Lưu lượng;- pH; - pH;

- TSS;

- Độ dẫn điện (EC); - COD.

Thông thường trong các HTXL nước thải, chỉ tiêu DO (Oxy hòa tan) chỉ được giám sát trong quá trình xử lý hiếu khí bởi các vi sinh vật, hay ở nước mặt của sông, suối, ao, hồ.... với dòng chảy của nước thải đầu ra của HTXL rất dễ để oxy

trong không khí khuếch tán vào dòng nước, do đó không chọn thông số DO để quan trắc tự động. Chỉ tiêu EC thể hiện hàm lượng các muối hòa tan, nếu EC cao sẽ ức chế sự hoạt động của các phản ứng sinh hóa xảy ra trong các bể sinh học, do đó thông qua chỉ tiêu EC có thể biết được HTXL hoạt động tốt hay không để điều chỉnh.

Tuy nhiên theo thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 về việc Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp có yêu cầu quan trắc DO của nước thải sau xử lý nên yêu cầu của thiết bị được chọn phải là hệ thống mở để có thể kết nối được với đầu dò DO hay các đầu dò khác khi cần thiết.

4.2. Ý nghĩa các thông số đo đạc lựa chọnĐo lưu lượng Đo lưu lượng

Lưu lượng là một trong những thông số quan trọng nhất cần biết trong hệ thống XLNT. Hai dạng đo lưu lượng chính là đo trên kênh hở và đo trong ống kín. Để quan trắc chính xác cần phải thiết lập điều kiện tự do, không bị cản trở và bị thay đổi đột ngột về kích thước và hướng dòng chảy.

Đo lưu lượng mương hở

Máng tràn hoặc máng đo lưu lượng sẽ được lắp đặt trong mương dẫn hoặc đường ống (ống không chảy đầy và ở áp suất khí quyển). Thiết bị này làm cho nước chảy theo hình dạng, kích thước nhất định. Thay đổi về tốc độ tạo ra thay đổi mực nước mà thiết bị có thể ghi nhận được ở vị trí gần hoặc tại thiết bị đo. Tính toán lưu lượng sẽ tiến hành dựa trên tính toán từ mực nước ghi nhận ở trên. Đo lưu lượng bằng thiết bị sóng siêu âm (ultrasonic flow meters): Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên tắc thời gian sóng siêu âm hoặc tần số sóng siêu âm thay đổi khi đi qua lớp chất lỏng cần đo lưu lượng. Thời gian di chuyển của sóng hoặc thay đổi tần số do chất lỏng được ghi nhận và sau đó tính toán được lưu lượng nước chảy.

pH là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước. pH được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch (nước) và được biểu thị bằng công thức: pH = - log [H+].

Giá trị pH thể hiện tính acid hoặc kiềm của nước. pH là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình sinh hóa bởi tốc độ của quá trình này phụ thuộc đáng kể vào sự thay đổi của pH. Do đó việc giám sát thông số pH của nước là rất cần thiết.

Điện cực thủy tinh rất nhạy cảm với các ion H+, được dùng để đo pH trong chất lỏng. Giá trị pH được xác định dựa trên dòng điện giữa điện cực thủy tinh với điện cực tham chiếu.

Giá trị pH thể hiện tích acid hoặc kiềm của nước thải. pH là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình sinh hóa bởi tốc độ của quá trình này phụ thuộc đáng kể vào sự thay đổi của pH. Do đó việc giám sát thông số trong công trình xử lý nước thải là rất cần thiết. Thông thường giá trị pH được đo thường xuyên, đặc biệt khi dòng nước thải đầu vào có pH thay đổi liên tục ảnh hưởng đến xử lý.

Điện cực thủy tinh rất nhạy cảm với các ion H+, được dùng để đo pH trong chất lỏng. Giá trị pH được xác định dựa trên dòng điện giữa điện cực thủy tinh với điện cực tham chiếu.

Đo Độ dẫn - EC

Ðộ dẫn điện của nước liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước. Các ion này thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO2-4, NO-3, PO-4 v.v... Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion tan trong nước. Ðể xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo điện trở hoặc cường độ dòng điện.

Đo TSS (chất rắn lơ lửng)

Độ đục là một đại lượng dùng để đánh giá sự có mặt của các chất lơ lửng ảnh hưởng đến sự truyền suốt của ánh sáng. Vì nước là một môi trường truyền ánh sáng tốt, nên khi trong nước có các chất huyền phù, các hạt mùn sét, các vi sinh vật... thì khả năng truyền ánh sáng sẽ bị giảm đi.

Để kiểm soát quá trình, độ đục vẫn được sử dụng để xác định nồng độ chất rắn có trong nước thải. Độ đục đại diện cho khả năng truyền, tán xạ và hấp thu ánh sáng qua nước. Thông thường, dòng ánh sáng đi vào nước, một phần ánh sáng sẽ tán xạ do các chất rắn trong nước và một phần sẽ được hấp thụ. Đầu dò sẽ đo dòng ánh sáng phản xạ này để xác định độ đục.

Do không có chất chuẩn SS (chất rắn lơ lửng) để chuẩn máy, do đó các nhà sản xuất chỉ sản xuất được thiết bị đo độ đục. Thông qua chỉ tiêu độ đục sẽ tính được hàm lượng chất rắn lơ lửng qua hệ số chuyển đổi từ độ đục sang SS được cài đặt trong máy.

Đo COD

Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn các hợp chất hữu cơ trong nước. Vì vậy COD hay độ oxy hóa hóa học là một đại lượng đặc trưng để xác định mức độ nhiễm bẩn hữu cơ của nguồn nước. COD càng cao có nghĩa mức độ nhiễm bẩn hữu cơ càng cao. Sự nhiễm bẩn này do chất thải sinh họat và công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện dễ dàng cho các lọai vi sinh vật phát triển.

Chỉ số COD được dùng rộng rãi để biểu thị hàm lượng các chất hữu cơ trong nước và mức độ ô nhiễm của nước tự nhiên. Do COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể bị ôxy hóa bằng vi sinh vật nên có giá trị cao hơn BOD.

Hiện nay, tại các nhà máy xử lý nước thải, ngoài thông số DO (Dissolved Oxygen – hàm lượng oxy hòa tan trong nước) COD là thông số chính đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải. COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học) xác định lượng oxy cần thiết để thực hiện phản ứng oxi hóa hoàn toàn hợp chất hữu cơ chứa carbon (C) có trong nước thải thành CO2 và H2O. Chỉ số COD được dùng rộng rãi để biểu thị hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải và mức độ ô nhiễm của nước tự nhiên. Do COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi sinh vật nên có giá trị cao hơn BOD.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ quan trắc nước thải tự động để quản lý các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 30 - 34)