Hệ thống Camera quan sát

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ quan trắc nước thải tự động để quản lý các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 63 - 67)

Việc lắp đặt camera quan sát tại 15 KCN và doanh nghiệp có nguồn thải lớn để giám sát hoạt động của các hệ thống xử lý nước thải, xem các hệ thống này có hoạt động liên tục hay không, có sự cố xảy ra, hay chỉ hoạt động nhằm đối phó với cơ quan quản lý....

Do nguồn kinh phí ngân sách hạn chế nên bước đầu gắn camera ở các doanh nghiệp này, sau đó doanh nghiệp phải tự trang bị thiết bị giám sát nước thải tự động theo quy định tỉnh.

Theo phân tích ở trên chọn Phương án 1 là khả thi, thiết bị cho các trạm này theo phương án 1.

Sơ đồ minh họa kết nối tổng thể Hệ thống camera giám sát như sau:

PHẦN VI. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI 6.1. Hiệu quả kinh tế và xã hội 6.1. Hiệu quả kinh tế và xã hội

+ Đầu tư các trạm quan trắc nước thải tự động cho các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương nếu được thực hiện là một bước tiến vượt bậc trong việc quản lý môi trường giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo của tỉnh Bình Dương. Những lợi ích mà dự án mang lại cho nền kinh tế không chỉ ở tỉnh Bình Dương mà còn ở các tỉnh lân cận dọc theo sông Sài Gòn.

+ Thực tế đã chứng minh do yếu kém về quản lý, và chưa được trang bị những công cụ đắc lực để kiểm tra thường xuyên các nguồn thải lớn mà đã xảy ra các trường hợp như Vedan “giết sông Thị Vải” với thiệt hại về kinh tế không thể thống kê được như cá chết hành loạt, người dân sống trong vùng dọc theo sông Thị Vải không thể nuôi trồng thủy hải sản lâm vào tình cảnh bị phá sản, phải đi làm thuê kiếm sống. Sản lượng đánh bắt tôm cá cũng giảm đánh kể và gần như không còn, nguồn tài nguyên thủy sản của sông Thị Vải gần như cạn kiệt. Bên cạnh đó mảng thực vật dọc hai bên sông Thị Vải cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng …hay là các hiện tượng các chết hành loạt hiện nay mà báo chí hành ngày cảnh báo. Hoặc là trường hợp ô nhiễm nghiêm trọng kênh Ba Bò giáp ranh giữa Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh đã làm đau đầu các cấp lãnh đạo ở hai địa phương về vấn đề quy kết trách nhiệm, xác định các doanh nghiệp xả nước thải chưa qua xử lý xuống kênh (theo thống kê ở Bình Dương có 32 doanh nghiệp thuộc KCN Sóng Thần I và Sóng Thần II không đấu nối vào HTXK nước thải của KCN mà xả trực tiếp ra kênh Ba Bò). Biện pháp xử lý, cải tạo phục hồi lại dòng kênh này phải tốn 307 tỷ đồng từ vốn ngân sách của tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Đó là những thiệt hại có thể thấy được trước mắt, nhưng những thiệt hại vô hình và lâu dài không thể thấy được như làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy giảm tính đa dạng sinh học, một số loài có thể biến mất do tuyệt chủng, suy giảm nguồn nước ngầm, nguồn tài nguyên đất, không khí… đưa đến sự mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, đây là những thiệt hại to lớn mà chúng ta phải gánh chịu do ô nhiễm gây ra.

Ngoài ra việc ô nhiễm nguồn nước còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân như phát sinh các bệnh truyền nhiễm, các bệnh về da liễu…

Do vậy việc lắp đặt các trạm quan trắc nước thải tự động cho các KCN và các nguồn thải lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho các nhà quản lý môi trường, đề phòng không để xảy ra một “Vedan” thứ hai.

+ Các trạm quan trắc tự động cho các KCN là một lời cảnh báo đối với những chủ các nguồn thải có ý đồ thải trộm nước thải chưa qua xử lý hay các HTXL chỉ hoạt động nhằm đối phó với cơ quan quản lý, hay các trường hợp có sự cố về HTXL, người quản lý giám sát liên tục và không để các nguồn thải này thải ra môi trường….

+ Mặc dù kinh phí đầu tư ban đầu lớn (nhưng khá khiêm tốn so với số tiền cải tạo kênh Ba Bò 307 tỷ đồng), sẽ giải quyết được khó khăn về nhân lực, chỉ cần 2 người có thể giám sát thường xuyên được các nguồn thải, nếu so với lấy mẫu và đem đi phân tích với khối lượng công việc để có được các số liệu như của hệ thống quan trắc cung cấp chắc chắn sẽ tốn rất nhiều kinh phí và cần nhiều người để thực hiện. Hiệu quả kinh tế do dự án mang lại không thể tính ra bằng tiền mà thông qua việc bảo vệ môi trường sinh thái, và thông qua việc thu thuế nước thải từ các KCN và các nguồn thải. Mặt khác lợi ích của dự án còn thể hiện như:

+ Giúp người quản lý môi trường có cái nhìn tổng quát về chất lượng nước thải của các KCN, từ đó đưa ra những quyết định xử lý phù hợp và kịp thời.

+ Việc vận hành hệ thống đơn giản, khoa học và tính tự động cao giúp người quản lý có tác phong làm việc chuyên nghiệp trong thời đại mới.

Hiệu quả xã hội

+ Kiểm tra, giám sát thường xuyên các nguồn thải để ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp xả thải vượt tiêu chuẩn so với quy định QCVN 24:2009/BTNMT, loại A, hay các trường hợp xả trộm nước thải không đạt yêu cầu vào ban đêm…như những trường hợp vi phạm luật Môi trường nghiêm trọng được phát hiện gần đây là Vedan, Hào Dương…

+ Góp phần thực thi Luật Môi trường Việt Nam, làm cho người dân ngày càng tin tưởng vào khả năng kiểm soát ô nhiễm môi trường của cơ quan quản lý.

+ Giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của các nguồn thải đến môi trường, các hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến đời sống nhân dân trong quá trình công nghiệp hóa. Đây là lợi ích to lớn mà không thể tính được bằng tiền.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ quan trắc nước thải tự động để quản lý các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 63 - 67)