VI. Kết cấu của đề tài:
b. phần nội dung
2.1. Tính phức tạp và diễn biến trong quan hệ hợp
QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Dưới tác động của sự thay đổi cục diện thế giới và tập hợp lực lượng mới trên thế giới, tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển, đều phải điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại nhằm tạo cho mình tư thế và chỗ đứng có lợi nhất trong một trật tự thế giới mới diễn biến phức tạp và nhanh chóng.
Xu thế ấy đòi hỏi tất cả các nước đều giành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh quốc gia. Vị trí quốc tế mỗi nước ngày càng phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế hơn là sức mạnh quân sự của họ. Các nước đều ý thức được rằng, muốn có điều kiện để giữ vững an ninh và ổn định thì trước hết tiềm lực kinh tế phải mạnh. Từ đó lợi ích kinh tế trở thành động lực chính trong quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương. Chính nhu cầu phát triển kinh tế vừa là động lực thúc đẩy các nước cải thiện và phát triển quan hệ hợp tác, vừa là nhân tố làm tăng tình trạng cạnh tranh kinh tế giữa các nước trên thế giới. Trật tự thế giới và sự tập hợp lực lượng mới sẽ tạo dựng không phải bởi chiến tranh mà trên cơ sở kinh tế, chính trị là chính. Tuy nhiên, do lợi ích dân tộc, lợi ích khu vực còn quá khác nhau, nên xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các nước hiện nay là xu hướng vừa hợp tác lại vừa đấu tranh với nhau. Ngoại giao đa phương ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống quốc tế. Các đặc điểm nổi bật của thế giới hiện nay là:
“Xu thế đa dạng hoá quan hệ trở thành xu thế phổ biến của các quốc
gia. Do sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia và đời sống
kinh tế đã và đang được quốc tế hoá cao độ: Kinh tế thị trường trở thành phổ biến. Trong quan hệ hợp tác quốc tế, việc tập hợp lực lượng không còn dựa trên cơ sở ý thức hệ như trước, mà xuất phát từ lợi ích quốc gia, diễn ra một cách cơ động, linh hoạt, tuỳ theo từng thời điểm, từng vấn đề và sự trùng hợp lợi ích với từng nước và nhóm nước”[18; 401].
Xu thế liên kết khu vực và xu thế toàn cầu hoá ngày càng phát triển và là xu thế phổ biến và không thể đảo ngược. Xu thế này mang lại những
cơ hội mới, cũng như những thách thức to lớn cho tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Trước làn sóng khu vực hoá, toàn cầu hoá về tài chính và thương mại, các nước vừa và nhỏ một mặt phải nâng cao ý thức độc lập dân tộc, tự chủ, giữ vững bản sắc dân tộc; mặt khác tìm
cách thích ứng với tình hình mới, tạo thế thuận lợi nhất cho mình để tham gia tích cực và chủ động vào quá trình phân công lao động quốc tế và quan hệ chính trị quốc tế.
Xu thế “hoà bình, hợp tác để phát triển” là xu thế chủ đạo trên thế giới. Nguy cơ chiến tranh thế giới tiếp tục giảm đi, những cuộc xung đột
bằng vũ trang dần dần đi vào giải quyết bằng thương lượng hoà bình. Tuy nhiên, ở một số khu vực các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, lãnh thổ... bị kìm nén, nay lại nổi lên trở thành những nhân tố mới gây xung đột và làm mất ổn định khu vực và tiềm tàng những hệ quả to lớn hơn khó lường trước được.
Những xu thế trên tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên những động lực cộng hưởng đang làm thay đổi sâu sắc nền kinh tế và bức tranh chính trị thế giới. Một quốc gia biết lợi dụng tốt những xu thế đó sẽ tạo thêm được sức mạnh và vị thế cho mình, nhưng nếu tự tách mình ra hoặc thậm chí đi ngược lại xu thế đó sẽ chuốc lấy nhiều nguy cơ cho tiền đồ của dân tộc mình.
Trước tình hình quốc tế đang diễn biến rất nhanh chóng và phức tạp như thế, đối với nước ta, nó càng làm cho những khó khăn gay gắt thêm, đồng thời cũng mang lại những thuận lợi và cơ hội mới.
Chúng ta đang nỗ lực để phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh và vững chắc trong những năm tới. Đó là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và của cả dân tộc ta hiện nay. Thời gian qua, thực hiện hợp tác quốc tế, đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở do Đại hội IX đề ra. Chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng về kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật... bước đầu phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, tiếp tục đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Kết quả đạt được chứng tỏ chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là đúng, được đề ra đúng lúc, vận dụng kịp thời và triển khai có hiệu quả, đã nâng cao uy tín và vị trí quốc tế của Việt Nam, góp phần từng bước tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sự hợp tác quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay cần phải tỉnh táo, năng động và linh hoạt phát huy được những thuận lợi mà hoàn cảnh quốc tế đưa lại phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời nắm bắt được những hạn chế tiêu cực của tình hình thực tiễn thế
giới để khắc phục những mặt trái của toàn cầu hoá, sự phá hoại của các thế lực thù địch, sự cạnh tranh trong làm ăn phát triển kinh tế.... Thực tế sinh động của sự hợp tác và phát triển đã cho thấy tính phức tạp và diễn biến trong hợp tác quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo, linh hoạt và không được chủ quan.