Hợp tác về kinh tế

Một phần của tài liệu Vấn đề hợp tác quốc tế của việt nam trong thời kỳ đổi mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa mác lênin (Trang 29 - 66)

VI. Kết cấu của đề tài:

2.2.1.Hợp tác về kinh tế

b. phần nội dung

2.2.1.Hợp tác về kinh tế

Đằng sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt về kinh tế, quân sự, những biến đổi về chiến tranh - xã hội đầy sóng gió và nghịch lý, nhân loại đang chứng kiến những chuyển biến cực kỳ to lớn trong sự phát triển kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế. Hiện nay, các xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới rất đa dạng. Nó chi phối sự phát triển của tất cả các quốc gia. Các xu hướng này vừa tạo ra những tác động tích cực, đồng thời cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.

Sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia đã tồn tại từ thời xa xưa, được thể hiện ở việc ký kết các điều ước thương mại song phương, ở việc thành lập các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc phân chia vùng ảnh hưởng. Hơn nữa, hợp tác kinh tế là một trong những nguyên tắc của Liên Hợp Quốc, là cơ sở cho quan hệ bang giao và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia.

Tuy nhiên, trong gần nửa thế kỷ từ sau chiến tranh thế giới thứ II, thế giới rơi vào cuộc “chiến tranh lạnh” với sự bất hợp tác cả về chính trị lẫn kinh tế. Phải chờ đến những năm 90 của thế kỷ XX, khi thế giới không còn hai cực, xu hướng hợp tác kinh tế mới quay trở lại.

“Thế giới hiện nay đang chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác. Giữa các nước có sự dung hoà lợi ích, vận dụng các biện pháp kinh tế để giải quyết tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, thế giới ngày nay là một thế giới trong đó vừa có sự hợp tác, vừa có đấu tranh, mà trong lĩnh vực kinh tế được thể hiện ở sự cạnh tranh. Do vậy, các quốc gia phải vừa biết chủ động khai thác các mặt tích cực, vừa phải tránh những mặt tiêu cực của xu hướng này”[20; 14]. Vì thế, chính sách kinh tế đối ngoại phải trở thành công cụ của hợp tác kinh tế quốc tế. Hợp tác kinh tế sẽ trở thành cơ sở của hợp tác chính trị. Chẳng hạn, việc hợp tác kinh tế Châu Âu năm 1957 trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), đến năm 1992 đã trở thành Liên minh Châu Âu (EU). EU ngày nay không chỉ là liên minh kinh tế mà còn là liên minh chính trị, an ninh, quân sự.

Ngày nay, nền kinh tế thế giới đang được vận hành nhờ các mạng lưới toàn cầu. Trong lĩnh vực thông tin, các máy tính cá nhân được nối mạng với nhau ở trong nước và nước ngoài, tạo thành đường thông tin siêu cao tốc. Hàng hoá được vận chuyển từ nước này sang nước khác với quy mô ngày càng tăng, bằng những phương tiện vận tải ngày càng hiện đại.

Trong lĩnh vực thị trường sức lao động, các công ty xuyên quốc gia sử dụng người lao động trên phạm vi toàn cầu. 60% hàng của Mỹ được sản xuất ở nước ngoài. Đơn giản một cái quần Jeans cũng có cuộc hành trình dài trên thế giới: bông được trồng ở Ấn Độ, được kéo thành sợi ở Trung Quốc, được nhuộm ở Philippines bằng thuốc của Đức, được dệt thành vải ở Ba Lan, được chở sang Pháp, thêm vải lót và phụ gia của Italia, được may tại Philippines, thêm cái nhãn của Hy Lạp, rồi lại chuyển sang Mỹ. Trong lĩnh vực tài chính hàng tỷ USD được chu chuyển trên khắp thế giới qua các thị trường chứng khoán với tốc độ tính bằng giây suốt 24 giờ, đang không ngừng làm thay đổi cơ cấu kinh tế thế giới.

Toàn cầu hoá làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, giữa chúng có sự phụ thuộc lẫn nhau. Để theo đuổi xu hướng này, các nước sẽ phải tháo bỏ dần các rào cản cho sự phát triển thương mại quốc tế, như giảm thuế quan, hoặc loại bỏ các biện pháp phi thuế quan... Đây chính là cơ hội cho các nước nghèo hội nhập nền kinh tế thế giới, chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu vực. Các nước sẽ ảnh hưởng, tác động lẫn nhau cả về tăng trưởng lẫn khủng hoảng.

Một số ý kiến coi toàn cầu hoá như một lý tưởng cuối cùng trong lịch sử. Một số ý kiến khác lại cho rằng, toàn cầu mang đến nạn thất nghiệp, sự đảo lộn trật tự kinh tế, chính trị, làm tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nước cũng như trong nội bộ từng nước, làm lây lan các cuộc khủng hoảng kinh tế... Tác động của toàn cầu hoá đối với các nước không giống nhau. Toàn cầu hoá có thể giúp các nước hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới, đồng thời có thể đẩy chúng ra ngoài lề nền kinh tế thế giới. Theo bản báo cáo thế giới về phát triển con người năm 1999 do UNDP công bố: có hơn 80 nước có thu nhập tính theo đầu người thấp hơn cách đây 10 năm, giá trị tài sản của ba người giàu nhất thế giới còn lớn hơn tổng thu nhập quốc dân của toàn bộ nhân dân các nước chậm phát triển với hơn 600 triệu dân. Cần nhấn mạnh rằng, tình trạng nghèo khổ ở một số nước tăng lên cùng với quá trình toàn cầu hoá.

Bên cạnh đó, toàn cầu hoá và tiến bộ khoa học - công nghệ, cùng với mở cửa biên giới bị các tổ chức tội phạm quốc tế nhanh chóng lợi dụng để tiến hành các hoạt động buôn lậu, ma tuý, vũ khí, rửa tiền... Thái độ đối với toàn cầu hoá ở các nước không giống nhau. Chẳng hạn, ở Pháp có dư luận cho rằng, toàn cầu hoá làm mất đi bản sắc dân tộc và sự liên kết trong nội bộ xã hội. Còn ở Mỹ, người ta coi toàn cầu hoá là cơ hội để những kinh nghiệm của Mỹ được phổ biến trên toàn thế giớ. Nói cách khác, người ta đã cổ vũ toàn cầu hoá như một quá trình “Mỹ hoá”. Còn đối với các nước đang phát triển, toàn cầu hoá chỉ được chấp nhận nếu nó phục vụ lợi ích quốc gia.

Mặc dù, toàn cầu hoá gây ra những tác động tiêu cực, nhưng nó vẫn là một thực tế mà các quốc gia phải đối mặt, phải hiểu và kiểm soát được nó. Toàn cầu hoá cũng tạo ra những cơ hội cho các quốc gia và các quốc gia phải biến nó thành sức mạnh, bằng cách phát triển hoạt động hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Xu hướng toàn cầu hoá có thể được so sánh như một cuộc phiêu lưu trên không bằng máy bay bắt buộc các quốc gia phải tham gia. Đi máy bay cho phép người ta đi nhanh hơn, xa hơn, nhưng khi rủi ro xảy ra thì rất nguy hiểm. Chính vì vậy, phải làm mọi cách để tăng cường sự an toàn, thay vì từ bỏ việc sử dụng máy bay. Tương tự như vậy, các quốc gia không thể đứng ngoài xu hướng toàn cầu hoá mà phải nắm bắt những cơ hội của nó để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế.

Trước tình hình của thế giới, Đảng ta đã khẳng định nước ta cần chủ động tham gia, và trên thực tế chúng ta đã và đang tham gia tích cực, có hiệu quả về hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với sự phát triển của kinh tế trong nước và thế giới, làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển có hiệu quả, nhanh và vững chắc.

Nhấn mạnh phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không có nghĩa là coi nhẹ vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế. Trái lại, Đảng ta luôn luôn coi hội nhập kinh tế quốc tế là một nội dung trong đường lối kinh tế, đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước ta; kết hợp nội lực với ngoại lực để tạo ra sức mạnh tổng hợp của sự nghiệp phát triển đất nước. Hợp tác kinh tế quốc tế chính là “Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đáp ứng yêu cầu và lợi ích quốc gia, đồng thời thông qua hội nhập kinh tế quốc tế để phát huy vai trò và tiềm năng của nước ta trong quá trình hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới, tranh thủ các nguồn vốn, thiết bị,

vật tư, thành tựu khoa học - công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường, tăng cường quan hệ hợp tác cùng có lợi, làm cho nước ta phát triển ngày càng nhanh và bền vững hơn”[17; 59]. Chúng ta không thể đồng tình với ý kiến phê phán một chiều tính chất tiêu cực, mặt trái của vấn đề mở cửa, hội nhập để từ đó dẫn tới đóng cửa, khép kín, phản bác chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.

Nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế mà nước ta cần và có thể tham gia từng bước là mở cửa thị trường về thương mại, đầu tư và dịch vụ. Hội nhập kinh tế có cả hình thức đa phương và song phương, vừa tham gia các tổ chức, diễn đàn kinh tế thế giới và khu vực, vừa thiết lập quan hệ thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật với từng nước.

Nguyên tắc cơ bản và bao trùm hội nhập kinh tế quốc tế là phải bảo đảm: “giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn giá trị truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ và cải thiện môi trường”. Trong các quan hệ dù song phương hay đa phương đều phải giữ vững nguyên tắc: “bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”. Nguyên tắc đó, được thể hiện ngay trong từng định chế, thể thức mà các bên cam kết và được thực hiện trong thực tế hành động. Một mặt, không để thiệt hại đến lợi ích mà nước ta được hưởng. Mặt khác, chúng ta phải chấp nhận một sự chia sẻ lợi ích nhất định với các đối tác tuỳ theo mức độ đóng góp của các bên tham gia hợp tác.

Thực hiện nhất quán chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhằm bảo đảm lợi ích của đất nước, giữ vững độc lập tự chủ và sự cân bằng trong các mối quan hệ, tránh lệ thuộc một chiều vào một hoặc một số đối tác. Trong hội nhập kinh tế quốc tế phải nắm vững phương châm: “chủ động, vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo”, nhằm bảo vệ được lợi ích chính đáng của ta, đồng thời tranh thủ được các thời cơ thuận lợi trong hội nhập. Trong bất cứ tình huống nào, cũng phải luôn luôn chủ động, giành thế chủ động. Chủ động ngay từ chủ trương, quyết sách, nội dung, phạm vi, mức độ, lộ trình... không để ai lôi cuốn xô đẩy. Lại phải thường xuyên đề cao cảnh giác, không mơ hồ trước những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch muốn lợi dụng quan hệ kinh tế thương mại để thực hiện “diễn biến hoà bình”, xâm nhập, phá hoại chế độ ta. Điều cơ bản có tính quyết định để bảo đảm an ninh quốc gia là

chúng ta phải có nội lực mạnh, có sự thống nhất chặt chẽ trong nội bộ, có sự đồng tâm nhất trí, sự ủng hộ mạnh mẽ của toàn dân.

Vấn đề thu hút đầu tư

Để góp phần hoàn thành thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hoạt động kinh tế đối ngoại Việt Nam cần phải làm tốt các nhiệm vụ có tính chất mục tiêu sau:

Tạo nguồn vốn lớn để tạo ra những “cú hích” mạnh về tài chính, đáp ứng tốc độ tăng trưởng và duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn 1995-2000 vừa qua, theo tính toán của các ngành chức năng, cần 50 tỷ USD để đầu tư cho sản xuất và kinh doanh, và dự định huy động vốn trong nước 50%, 50% còn lại là huy động vốn từ các nguồn của nước ngoài.

Cũng xuất phát từ yêu cầu phát triển nội tại và thực tiễn khách quan trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang đòi hỏi Việt Nam cần tới một nguồn vốn đầu tư lớn để hội nhập cùng dòng chảy kinh tế - xã hội trên thế giới. Hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu, là con đường hiệu quả nhất mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải làm khi có đủ điều kiện, và buộc phải thực hiện bởi các sức ép bên trong, bên ngoài và nước ta cũng không phải là ngoại lệ.

Tình hình cụ thể của Việt Nam đòi hỏi đó phải nhanh chóng nâng cao thu nhập quốc dân. Đòi hỏi buộc chúng ta phải có một nguồn vốn đầu tư rất lớn, nguồn vốn này không thể hoàn toàn trông chờ vào nguồn tích luỹ nội bộ trong một thời gian ngắn của một đất nước còn nghèo. Chúng ta có thể tranh thủ nguồn vốn của các nước tư bản phát triển, mà chủ yếu là vốn của các nhà tư bản, của các tập đoàn một quốc gia hay đa quốc gia, xuyên quốc gia.

Vốn tư nhân vào Việt Nam không thể bằng con đường viện trợ dù là có hoàn lại, hay bằng con đường cho vay; Hơn nữa, chính phủ Việt Nam hay bất kỳ một nước mới phát triển nào cũng không có đủ khả năng trên lý thuyết cũng như trên thực tế để có thể đi vay hay sử dụng các nguồn vốn vay được trên mọi lĩnh vực. Do đó, con đường chủ yếu để các nguồn vốn tư bản nước ngoài chảy vào Việt Nam là nhập khẩu vốn, thông qua phương thức thu hút và nhận đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

Việt Nam bắt đầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chậm hơn so với nhiều nước trong khu vực từ một đến hai thập kỷ. Sau khi đường

lối “Đổi mới” được Đại hội Đảng lần thứ VI thông qua, và nhất là sau khi Việt Nam công bố Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (1987), hoạt động đầu tư nước ngoài bước đầu thu được nhiều thành tựu. Qua hợp tác và đầu tư nước ngoài, chúng ta đã khai thác và nâng cao năng lực sản xuất của nhiều cơ sở cũ, đồng thời tạo ra năng lực sản xuất mới trong một số ngành công nghiệp và dịch vụ. Vấn đề hiện đại hoá ở một số ngành được cải thiện rõ rệt. Thông qua đầu tư của nước ngoài, đã tiếp nhận một số kỹ thuật, công nghệ mới, phần lớn thiết bị đưa vào nước ta thuộc loại trung bình của thế giới, tiên tiến hơn cái ta hiện có. Các đối tác Việt Nam cũng tiếp nhận một số phương pháp quản lý tiến bộ về tổ chức sản xuất, kinh doanh và tiếp cận với tâm lý và phong cách của nhiều đối tượng khác nhau. Có thể nói, mặc dù kinh nghiệm của chúng ta còn hạn chế, nhưng hoạt động trong giai đoạn đầu của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã mang lại hiệu quả nhiều mặt.

Luồng FDI vào nước ta tăng từ 168 triệu USD trong giai đoạn 1988- 1992 lên 2,1 tỷ USD năm 1997. Tổng vốn FDI cam kết trong giai đoạn 1988-1998 là khoảng 32,5 tỷ USD, và tổng FDI giải ngân trong cùng giai đoạn này là khoảng 10,3 tỷ USD. Tỷ lệ thực hiện bằng tỷ lệ giải ngân cam kết là khoảng 31%. Con số này là tương đối thấp (Nguồn: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Luật Đầu tư nước ngoài đòi hỏi các dự án FDI phải bắt đầu thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ khi được chấp thuận. Phân tích các dữ kiện chi tiết cho thấy tỷ lệ thực hiện các dự án FDI đã được cải thiện trong những năm gần đây vì chính phủ đã dần dần đơn giản hoá thủ tục xét duyệt FDI.

Nhìn chung, trong giai đoạn 1988-1998, đầu tư nước ngoài tập trung vào những lĩnh vực sau đây: dầu khí 20%, bất động sản 18%, công nghiệp nặng 15%, công nghiệp nhẹ 12%. Hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài ít được tham gia vào khu vực dịch vụ. Sự tham gia của họ vào lĩnh vực này chỉ chiếm 5%.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu đầu tư vào một số

Một phần của tài liệu Vấn đề hợp tác quốc tế của việt nam trong thời kỳ đổi mới dưới ánh sáng của chủ nghĩa mác lênin (Trang 29 - 66)