Bổ sung các hành vi vi phạm:

Một phần của tài liệu XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực tư PHÁP THEO NGHỊ ĐỊNH số 60nđ CP NGÀY 23 THÁNG 7 năm 2009 của CHÍNH PHỦ (Trang 27 - 30)

Trên cơ sở quy định mới về các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính nói trên và nhằm giúp cho việc xử phạt kịp thời hiệu quả một số hành vi vi phạm mới phát sinh trong thực tiễn quản lý nhà nước về công chứng, Nghị định số 60/2009/NĐ-CP cũng đã bổ sung nhiều hành vi vi phạm liên quan, cụ thể như sau:

- Hành vi gian dối, không trung thực khi thực hiện việc làm chứng (khoản 1 Điều 17);

- Công chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo đề nghị của người yêu cầu công chứng mà nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch không xác thực, vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội (điểm a khoản 4 Điều 17);

- Thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng (điểm b khoản 4 Điều 17);

- Thực hiện việc công chứng không đúng thời hạn theo quy định (điểm c khoản 4 Điều 17);

- Thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định (điểm d khoản 4 Điều 17);

- Hành vi công chứng viên thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản không đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 Luật Công chứng (khoản 5 Điều 17);

- Thực hiện công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có một trong số bất động sản mà tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở (điểm a khoản 1 Điều 18);

- Thực hiện không đúng quy định về công chứng đối với bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục công chứng để thế chấp bảo đảm cho một nghĩa vụ khác (điểm b khoản 1 Điều 18);

- Thực hiện công chứng di chúc cho cá nhân không phải là người lập di chúc hoặc người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc khi có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép (điểm a khoản 2 Điều 18);

- Thực hiện công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản không kiểm tra tính xác thực về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản hoặc không kiểm tra để xác định người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản hoặc khi có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật (điểm b khoản 2 Điều 18);

- Công chứng viên nhận lưu giữ di chúc không niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, không ghi giấy nhận lưu giữ và không giao cho người lập di chúc (điểm c khoản 2 Điều 18);

- Tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc trước khi giải thể hoặc chấm dứt hoạt động khôngthoả thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc hoặc không trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc cho người lập di chúc trong trường hợp không thỏa thuận được (điểm d khoản 2 Điều 18);

- Tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của bản chính các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Công chứng viên, cấp Thẻ công chứng viên (khoản 1 Điều 19);

- Làm giả Thẻ công chứng viên, sử dụng Thẻ công chứng viên giả; làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên (khoản 2 Điều 19);

- Tiết lộ thông tin các tài liệu công chứng mà không được sự đồng ý của chủ giấy tờ bằng văn bản trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (điểm b khoản 1 Điều 20);

- Sử dụng thông tin, tài liệu công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (điểm b khoản 1 Điều 20);

- Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng (điểm c khoản 1 Điều 20);

- Từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch không có lý do chính đáng (điểm d khoản 1 Điều 20);

- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thoả thuận (điểm a khoản 2 Điều 20);

- Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội (điểm b khoản 2 Điều 20);

- Thực hiện công chứng trong trường hợp công chứng liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của mình, của vợ hoặc chồng, cháu là con của con trai, cao gái, con nuôi (điểm c khoản 2 Điều 20);

- Sử dụng Thẻ công chứng viên của người khác hoặc cho người khác sử dụng Thẻ công chứng viên của mình để hành nghề công chứng (điểm a khoản 2 Điều 20);

- Không đủ điều kiện hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào (điểm a khoản 2 Điều 20);

- Không đăng báo hoặc đăng báo không đầy đủ nội dung, số lần theo quy định về nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng (điểm a khoản 1 Điều 21);

- Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động trong trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật; không lập, quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu theo quy định (điểm b khoản 1 Điều 21);

- Không niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng (điểm c khoản 1 Điều 21);

- Không thực hiện đầy đủ thời gian làm việc theo ngày, giờ của cơ quan hành chính nhà nước (điểm d khoản 1 Điều 21);

- Vi phạm quy định về lưu trữ hồ sơ công chứng (điểm đ khoản 1 Điều 21);

- Tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng, Giấy đăng ký hoạt động (điểm a khoản 2 Điều 21);

- Văn phòng công chứng không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm (điểm b khoản 2 Điều 21); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đăng ký hoạt động, hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi nội dung hoạt động, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng, Giấy đăng ký hoạt động (điểm a khoản 3 Điều 21);

- Không đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng (điểm b khoản 3 Điều 21);

- Không đăng ký, thông báo việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tên gọi, trụ sở hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng (điểm c khoản 3 Điều 21);

- Hoạt động không đúng nội dung đăng ký hoạt động, tên gọi, trụ sở hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng (điểm d khoản 3 Điều 21);

- Không đủ điều kiện hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật mà hoạt động công chứng dưới bất kỳ hình thức nào (điểm đ khoản 3 Điều 21);

c) Nâng mức phạt tiền quy định trong Nghị định số 60/2009/NĐ-CP so với Nghị định số 76/2006/NĐ-CP: 60/2009/NĐ-CP so với Nghị định số 76/2006/NĐ-CP:

Do sự phát triển của hoạt động công chứng cũng như nhu cầu của xã hội, đồng thời nhằm xác định trách nhiệm hành chính đối với các đối tượng tham gia hoạt động này, đặc biệt là các đối tượng thay mặt nhà nước thực hiện dịch vụ công nên về cơ bản, các hành vi vi phạm trong hoạt động công chứng đều được áp dụng mức xử phạt tiền mới hoặc cao hơn nhiều lần mức phạt cũ như đối với hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung giấy tờ để công chứng hợp đồng, giao dịch bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng so với mức cũ là từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Một phần của tài liệu XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực tư PHÁP THEO NGHỊ ĐỊNH số 60nđ CP NGÀY 23 THÁNG 7 năm 2009 của CHÍNH PHỦ (Trang 27 - 30)