Một số hành vi vi phạm mới đã được nghiên cứu bổ sung vào Nghị định số 60/2009/NĐ-CP bao gồm:
- Tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của giấy tờ đề nghị bổ nhiệm Giám định viên (điểm đ khoản 2 Điều 22);
- Sử dụng Thẻ giám định viên tư pháp của người khác hoặc cho người khác sử dụng Thẻ giám định viên tư pháp của mình để hành nghề giám định (điểm e khoản 2 Điều 22);
- Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định đối với các vụ án khác (điểm b khoản 3 Điều 22);
- Từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng (điểm c khoản 3 Điều 22);
- Cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật (điểm d khoản 3 Điều 22);
- Làm giả hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên (điểm đ khoản 3 Điều 22);
- Tự ý sửa chữa, tẩy xoá hoặc có hành vi khác làm sai lệch văn bản giám định (điểm e khoản 3 Điều 22);
- Không đủ điều kiện thực hiện giám định theo quy định của pháp luật mà thực hiện giám định dưới bất kỳ hình thức nào (điểm i khoản 3 Điều 22).
b) Nâng mức phạt tiền trong Nghị định số 60/2009/NĐ-CP so với Nghị định số 76/2006/NĐ-CP: với Nghị định số 76/2006/NĐ-CP:
Nghị định số 60/2009/NĐ-CP có một số ít thay đổi về quy định nâng khung xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng lên khung xử phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các hành vi:
- Cố tình thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định (điểm g khoản 3 Điều 22);
- Không ghi nhận trung thực kết quả trong quá trình giám định (điểm h khoản 3 Điều 22);