Hoạt động cơ bản trong mạng

Một phần của tài liệu Đồ án: kỹ thuật Radio over Fiber cũng như những ứng dụng của nó trong mạng truy nhập vô tuyến. (Trang 50 - 52)

Giả sử CS được kết nối đến N BS như trong hình vẽ 2.8, và số lượng BS phủ sóng hoàn toàn con đường. N BS này sẽ được chia làm S nhóm (1 < S < N), trong đó tập hợp các BS trong một nhóm được đặt gần nhau, và tập hợp các vùng phủ sóng của nhóm đó được gọi là VCZ (vitual cellular zone). TDMA được sử dụng trong hệ thống với các super-frame có kích thước cố định, bao gồm M khe thời gian mà mỗi khe được ấn định cho mỗi VCZ, mỗi khe được lấp đầy một gói dữ liệu có kích thước tối thiểu. Kênh RF bên trong một VCZ cũng tương tự, và các VCZ liền kề không được dùng chung kênh RF để tránh hiện tượng giao thao đồng kênh. Do đó khi một MH đang di chuyển trong cùng VCZ thì chúng không nhất thiết phải đổi kênh tần số. Nó chỉ phải thay đổi kênh RF khi chuyển sang VCZ khác. Mỗi super- frame được chia thành các frame nhỏ hơn cho các cell bên trong VCZ, mà mỗi khung bao gồm cả kênh uplink lẫn downlink. Kích thước mỗi khung có thể được thiết kế sao cho cân đối với lưu lượng của mỗi cell.

Hình 2.9 Ấn định khung trong khi di chuyển.

Hình 2.9 mô tả một VCZ bao gồm 3 cell và 3 frame được ấn định cho mỗi cell trong miền thời gian như thế nào khi sử dụng cùng một kênh RF. Điều cần được nhấn mạnh ở đây là trong mỗi chu kỳ của khung i thì chỉ có sự trao đổi thông tin của BS i với CS được thiết lập, BS trong một VCZ phải được điều khiển bởi CS để tìm ra khung thời gian thích hợp. Vì vậy mỗi kênh RF được ấn định để tránh hiện tượng giao thoa cùng kênh giữa các cell trong cùng VCZ. Nếu thiết bị đi vào khu vực mà không có chồng lấn giữa 2 cell liên tục thì nó chỉ nhận được một khung trong cell mà nó đang đứng. Trong khi đó, khi nó di chuyển vào vùng chồng lấn của cả 2 cell thì nó sẽ phải “lắng nghe” cả 2 khung trong một super-frame. Ví dụ trong hình 2.9, V1 chỉ nhận được frame 1, trong khi đó V2 lại nhận được cả frame 1 và 2 trong super-frame đó. Chú ý rằng mỗi frame không chỉ hỗ trợ một thiết bị mà có thể hỗ trợ được nhiều thiết bị như trong cell 3. Như vậy mỗi CS sẽ có nhiều VCZ, số lượng VCZ bằng với số lượng super-frames được phục vụ một cách đồng thời.

Một phần của tài liệu Đồ án: kỹ thuật Radio over Fiber cũng như những ứng dụng của nó trong mạng truy nhập vô tuyến. (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w