Khi truyền tín hiệu trên qua sợi quang, tất nhiên nó sẽ bị ảnh hưởng của rất nhiều hiện tượng gây nhiễu, khiến cho tín hiệu thu được không hoàn toàn chính xác với tín hiệu ban đầu. Tuy nhiên, 3 tác nhân ảnh hưởng lớn nhất đối với tuyến quang này đó là:
• Suy hao: do chiều dài của tuyến quang thường lớn, trên 10km, nên hiện tượng suy hao ảnh hưởng đến tuyến quang rất quang trọng. Thứ nhất, nó làm cho tín hiệu suy yếu, khi tín hiệu suy yếu thì ảnh hưởng của các tác nhân khác càng lớn hơn. Thứ hai đó là do biên độ tín hiệu ngõ ra nhỏ, nên cần phải có một bộ khuếch đại RF ở đầu BS, và tốn năng lượng cung cấp cho BS, với những BS ở gần nguồn điện thì điều này không quang trọng, nhưng đối với những BS ở xa lưới điện, thì nguồn điện được cung cấp từ xa lớn sẽ khiến cho dây dẫn lớn hơn, dẫn tới chi phí bỏ ra cho mạng cũng nhiều hơn. Điều cuối cùng là do tuyến sử dụng kỹ thuật remote hetorodying cho tuyến downlink và remote LO cho tuyến uplink, nên suy hao này làm cho tín hiệu tách tại BS có biên độ càng nhỏ. (Xem phần 3.3.3).
• Tán sắc: hiện tượng tán sắc là hiện tượng phổ biến nhất khi truyền tín hiệu quang trên sợi quang. Hiện tượng tán sắc xảy ra càng nghiêm trọng hơn khi tuyến quang này sử dụng kỹ thuật RoF với sóng RF được điều chế lên miền quang. Để khắc phục hiện tượng này, người ta sử dụng laser DFB có bề rộng phổ rất nhỏ tính bằng MHz, hiện nay đã có những laser DFB có bề rộng phổ là 1MHz, còn loại 75MHz và 150MHz đã trở nên phổ biến hơn. Sợi quang cũng góp phần giảm ảnh hưởng của hiện tượng tán sắc, nhiều loại sợi quang mới được phát triển để hạn chế vấn đề này.
• Nhiễu pha: cũng là 1 trong những hiện tượng ảnh hưởng đến tuyến quang này nhiều nhất. Hiện tượng nhiễu pha có giá trị trung bình tỷ lệ với bình phương băng thông tín hiệu. Với phương pháp trên ở tuyến uplink thì ta thấy bề rộng phổ là rất lớn, chiếm một khoảng fLO. Với fLO có tần số 60GHz thì bề rộng phổ lên đến 0.5nm. Kỹ thuật này cũng cho ta thấy một hạn chế là ta không thể áp dụng phương pháp DWDM thông thường được.