Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế cũng như trong đầu tư vào phát triển hạ tầng GTĐB, áp dụng công nghệ cao hiện đại sẽ rút ngắn được thời gian xây dựng các công trình xây dựng hay có thể xây dựng được những công trình hiện đại mà nếu chỉ vào sức người sẽ không thể xây dựng được như hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, đường cao tốc Láng Hoà Lạc…
Vì vậy phát triển khoa học công nghệ không chỉ là mục tiêu hàng đầu của quốc gia mà nó còn là mục tiêu hàng đầu của ngành giao thông đường bộ, để nâng cao khả năng công nghệ của ngành thì cần phải có những giải pháp sau:
-Tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ vào trong quản lý cũng như trong thi công các công trình đường bộ, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc tế phù hợp với các tiêu chuẩn của Việt Nam nhằm tạo ra một hệ thống công nghệ đồng bộ.
-Sử dụng các công nghệ, dây chuyền hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới đồng thời tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ kỹ thuật để có thể đáp ứng được các dây chuyền công nghệ đó.
-Có những hình thức khuyến khích đầu tư vào các dự án áp dụng các công nghệ hiện đại như sẽ tạo điều kiện phân bổ vốn đầu từ trước, đáp ứng tối đa nhu cầu vốn của dự án…Khen thưởng và khuyến khích các cá nhân tham gia nghiên cứu công nghệ và có khả năng ứng dụng các công nghệ mới trong quá trình đầu tư và xây dựng.
-Khuyến khích các dự án sử dụng các công nghệ có thể tận dụng được các nguồn nguyên vật liệu tại chỗ tuy nhiên vẫn phải chú trọng đến chất lượng công trình theo những tiêu chuẩn hiện đại.
-Hạn chế việc nhập khẩu các công nghệ cũ như đánh thuế cao đối với các công nghệ này, áp dụng công nghệ thông tin vào trong điều hành và quản lý quá trình đầu tư.
-Không ngừng nâng cao và hợp tác với các quốc gia có trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới, không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển trước và ứng dụng các kinh nghiệm đó vào điều kiện cụ thể của nước ta.
2.9.Hoàn thiện cơ chế đầu thầu và tăng cường quản lý công tác đấu thầu.
Trong thời gian qua, công tác đấu thầu đã bộc lộ nhiều yếu kém làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của dự án do quy chế đấu thầu chưa hoàn thiện và thiếu thông tin vì vậy các nhà quản lý cần hoàn thiện cơ chế đấu thầu để chấm dứt tình trạng trên, phát huy tối đa hiệu quả của vốn NSNN.
Để đảm bảo tính công khai minh trong công tác đấu thầu thì bộ giao thông, bộ kế hoạch và bộ tài chính cần lập kế hoạch đầu thầu dự án rộng rãi dưới hình thức cạnh tranh rộng rãi để có thể lựa chọn được các nhà thầu phù hợp đảm bảo chất lượng và tiến độ của dự án, không nên chia công trình ra làm nhiều gói thầu quá nhỏ để tránh tình trạng lãng phí, không đảm bảo tính tổng thể hơn nữa gói thầu quá nhỏ sẽ không khuyến khích được các nhà thầu tham gia đấu thầu, gây khó khăn cho quản lý.
Quản lý đấu thầu phải thực hiện xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức đầu thầu, đánh giá sơ bộ dự thầu, lựa chọn nhà thầu, kí kết hợp đồng.Tránh trường hợp nhà thầu trúng thầu có tên trong hợp đồng nhưng khi thực hiện gói thầu lại là nhà thầu khác.Nghiêm minh xử lý các trường hợp móc nối với nhà quản lý để làm thất thoát vốn của nhà nước.
Cần công khai hoá công tác đấu thầu bằng cách thông tin đấu thầu trên các tờ báo có uy tín, trên mạng Internet để nhà thầu có thể tiện theo dõi, đánh giá hoạt động của ban quản lý dự án, hơn nữa đưa đầy đủ thông tin về dự án để các nhà thầu
có những phương án dự thầu hợp lý tránh tình trạng đưa ra những phương án thiếu khả thi khó thực hiện.
2.10.Các giải pháp về tăng cường đầu tư giao thông đô thị và giao thông nông thôn.
Trước hết là các giải pháp về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đô thị, đây được coi là đề tài rất quan trọng ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua,vốn đầu tư từ NSNN được sử dụng để nâng cao hạ tầng giao thông đường bộ ở các thành phố này trong thời gian qua là tương đối lớn nhưng trên thực tế nó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ở những nơi này, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như tiềm năng phát triển của các thành phố này.Do đó cần phải có những biện pháp sau để nâng cao khả năng phục vụ của hệ thống hạ tầng GTĐB:
-Hạn chế các phương tiện vận tải cá nhân như xe máy và ô tô ở các thành phố lớn, đây được coi là một biện pháp hữu hiệu. Để có thể hạn chế được các phương tiện tham gia giao thông có thể tiến hành các biện pháp như tăng mức phí đăng ký mới phương tiện, thắt chặt các điều kiện cấp đăng ký xe máy, ô tô các nhân như bắt buộc phải có đủ điều kiện sức khoẻ, phải có bằng lái mới được đăng ký sử dụng xe; tăng phí nhập khẩu ô tô, xe máy không phục vụ cho công tác xã hội; mở rộng các tuyến đường cấm xe máy và ô tô cá nhân. Áp dụng giải pháp này không chỉ tăng được nguồn vốn NSNN mà nó cũng kìm hãm được sự xuống cấp của hệ thống GTĐB ở các thành phố lớn.
-Xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển mạng lưới giao thông đường bộ nói riêng và của toàn thành phố nói chung tránh tình trạng chồng chéo trong thời gian qua như khi xây dựng đường xong mới xây dựng đường nước…do đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình.
-Tăng cường quản lý trật tự an toàn giao thông,xử phạt nghiêm khắc với các hành phi vi phạm an toàn giao thông, đây là một trong những nguồn thu đáng kể để tái đầu tư hơn nữa có thể nâng cao được ý thức của các thành viên tham gia giao thông trong việc bảo vệ mạng lưới giao thông đường bộ.
Giao thông nông thôn cũng là một trong những khu vực đầu tư rất quan trọng nhằm đảm bảo cho đất nước phát triển cân bằng, để nâng cao công tác đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông nông thôn có thể tiến hành các giải pháp như:
-Tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích người dân cùng với nhà nước tham gia đầu tư, điều này không chỉ tranh thủ được các nguồn lực trong dân mà còn nâng cao được trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ và nâng cao hạ tầng giao thông hơn nữa có thể tiết kiệm được chi phí xây dựng công trình giúp nhà nước có điều kiện đầu tư vào các vùng khác.
KẾT LUẬN
Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là huyết mạch của nền kinh tế và của đất nước do vậy trong quá trình phát triển của bất cứ quốc gia nào giao thông đường bộ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt và ở Việt Nam cũng vậy hàng năm vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng và hạ tầng giao thông vận tải nói chung luôn có được sự quan tâm đặc biệt và thường được quan tâm trước một bước cũng như tỷ trọng vốn từ NSNN luôn giữ ở mức cao.Đó là điều kiện cần thiết tạo động lực cho sự tăng trưởng nhanh của hạ tầng giao thông đường bộ cũng như tạo ra bàn đạp lớn cho sự phát triển chung của đất nước.
Trong thời gian tới khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO và chúng ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu thì vấn đề đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đưòng bộ càng mang ý nghĩa chiến lược và lâu dài.Trong giai đoạn tới nguồn vốn NSNN vẫn sẽ là nguồn vốn chủ đạo và nó sẽ tập trung vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ theo tiêu chuẩn thế giới và ngày càng hiện đại để có thể đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế trong những năm tới.Cùng với những nghiên cứu các số liệu trong thời gian qua về tình hình sử dụng vốn NSNN cho đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ, em hi vọng những giải pháp của em sẽ có thể có ích phần nào trong việc giải quyết những tồn tại, khó khăn trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn cùng với các cô chú trong Vụ đầu tư-Bộ tài chính đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU VÀ GIÁO TRÌNH
1. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2007), giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), giáo trình lập dự án đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. TS. Đinh Đào Ánh Thủy (2008), bài giảng đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, Hà Nội.
4. Bộ luật dân sự năm 2005.
B. INTERNET
1. www.saga.com.vn 2. www.mof.gov.vn 3. www.vnexpress.net 4. www.dantri.com.vn
TÓM TẮT
Giao thông đường bộ là bộ phận quan trọng của giao thông vận tải nói riêng và của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nói chung và nó có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp lớn vào nhu cầu đi lại của nhân dân, nâng cao khả năng giao lưu giữa các vùng, xoá đi khoảng cách về địa lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý phát huy lợi thế của từng vùng và của từng địa phương, từng ngành, góp phần xây dựng công tác xoá đói giảm nghèo, củng cố an ninh quốc phòng…Thấy được tầm quan trọng của hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ thì trong thời gian qua chính phủ đã rất cố gắng xây dựng các chiến lược cũng như thực hiện nhiều biện pháp để thu hút mọi nguồn vốn vào đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB trong đó có thể nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn ngân sách nhà nước trong lĩnh vực này.Trong thời gian qua vốn ngân sách nhà nước dành cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ luôn chiếm tỷ trọng cao so với các ngành khác và nguồn vốn này đã phát huy được những hiệu quả nhất định và vẫn luôn là nguồn vốn quan trọng nhất trong đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB tuy nhiên trong thời gian qua công tác huy động và sử dụng vốn cho đầu tư kết cấu đường bộ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chết cần phải khắc phục nhằm tránh lãng phí nguồn vốn ngân sách nhà nước trong điều kiện nước ta còn là một nước đang phát triển và còn rất nhiều mục tiêu cần phải phấn đấu do đó nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng tương đối hạn hẹp.
Với sự ưu tiên của vốn NSNN trong thời gian qua, đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB đã có những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.Hầu hết các tuyến đường quốc lộ đã được xây dựng mới hoặc được nâng cấp sửa chữa như tuyến đường Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội- Bắc Cạn…đã làm cho khoảng cách giữa các tỉnh, địa phương được thu hẹp đáng kể, năng lực vận tải cũng được nâng cao, số vụ tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ cũng như các điểm đen ngày càng giảm.Giao thông đô thị và nông thôn ngày càng được cải thiện, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì tình trạng ùn tắc cũng đã được giảm đáng kể mà tiêu biểu là một số dự án như cầu Ngã Tư Sở, xây dựng đường Kim Liên mới
…góp phần quan trọng đổi mới bộ mặt đô thị của Việt Nam.Giao thông nông thôn cũng phát triển đáng kể,số xã không có đường bê tông ngày càng giảm đã góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của các vùng nông thôn Việt Nam.Không chỉ tập trung phát triển về mặt số lượng mà lượng vốn NSNN trong thời gian qua cũng tập trung xây dựng các tuyến đường,cầu đạt tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng ngày càng cao của nền kinh tế như tuyến đường Bắc Thăng Long-Nội Bài, đường cao tốc Pháp Vân, hoàn thành xây dựng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân…hay một số dự án đang tiến hành triển khai như đường Láng Hoà Lạc, tuyến đường Hồ Chí Minh…Mặc dù đã có những kết quả vượt bậc trong thời gian qua song hệ thống đường bộ của nước ta vẫn còn nhiều hạn chế.Hiện nay Việt Nam có tổng chiều dài mạng lưới đường bộ tương đối lớn với khoảng 222.179 km và được bố trí tương đối hợp lý nhưng nhìn chung chất lượng các con đường còn kém, phần lớn các con đường của nước ta còn hẹp chỉ có khoảng 570 km đường quốc lộ có 4 làn đường trở lên, loại đường bề rộng 2 làn xe trở lên chỉ chiếm khoảng 62%. Hệ thống giao thông đường bộ của nước ta vẫn còn chậm phát triển, vừa thiếu lại vừa yếu, hầu hết các con đường chưa đạt tiêu chuẩn kĩ thuật, chưa có đường cao tốc chuẩn, một số con đường đạt tiêu chuẩn của Việt Nam như Nội Bài, Nam Thăng Long nhưng chỉ tương ứng với tiêu chuẩn B(Expressway) so với tiêu chuẩn quốc tế.Nhiều con đường chưa thể thông xe suốt cả năm nhất là vào mùa mưa nhiều con đường không thể sử dụng được.Ngoài ra số lượng đường chưa được trải mặt còn rất lớn.
Chính vì vậy đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ là nhu cầu tất yếu, muốn vậy thì khâu huy động vốn là rất quan trọng.Trong thời gian qua công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển GTĐB được thực hiện gắn liền với cơ chế và chính sách huy động vốn cho các hoạt động đầu tư phát triển nói chung và phụ thuộc vào nhu cầu vốn đầu tư cũng như vào thực trạng phát triển của nền kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn phát triển.Thực hiện điều đó chính phủ đã thực hiện chính sách huy động tiết kiệm triệt để và sử dụng có hiệu quả bằng cách: tăng thu cho NSNN bằng nhiều nguồn như thuế, phí sử dụng cầu đường…cùng với tăng thu là
phải sử dụng tiết kiệm đặc biệt là trong chi tiêu dùng của ngân sách.Chỉ khi NSNN có tích luỹ thặng dư và tích luỹ ngày càng tăng thì mới có thể nâng cao được nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư phát triển vốn đã rất tốn kém.Có thể thấy rằng kể từ khi tiến hành cải cách nền kinh tế theo cơ chế thị trường,xoá bỏ chế độ bao cấp thì tích luỹ NSNN ngày càng tăng:35% vào năm 2000 tăng lên 39% vào năm 2005 và có thể tăng lên đến 45% vào năm 2010.Do đặc điểm của các công trình giao thông đường bộ là các công trình đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn do đó cần phải có những biện pháp khai thác trực tiếp như quản lý phí đánh vào người sử dụng cầu đường, thuế trước bạ ô tô xe máy, thuế xăng dầu…Đây được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào các ông trình giao thông khác.
Vốn đã hạn hẹp do đó vấn đề sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển hạ tầng GTĐB càng được đặt lên hàng đầu, vấn đề đuợc đặt ra là làm thế nào để sử dụng vốn NSNN một cách hiệu quả nhất.Tham gia vào quản lý quá trình sử dụng vốn NSNN bao gồm các cơ quan trung ương là chính phủ, bộ tài chính, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ giao thông vận tải, kho bạc nhà nước trung ương và ở các địa phương là sở kế hoạch và đầu tư, sở tài chính các tỉnh(thành phố) và các cơ quan kho bạc của mỗi địa phương.Để thực hiện tốt nhất công tác quản lý thì đã có những quy định về