-Nghiên cứu sắp xếp lại các đơn vị quản lý sao cho thống nhất tránh tình trạng chồng chéo giữa các bộ, ngành và các địa phương, nghiên cứu sắp xếp lại các đơn vị quản lý nhà nước sao cho phân công, phân cấp một cách hợp lý để bộ máy quản lý gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, phân định rõ những công việc mà mỗi cơ quan được toàn quyền quyết định và những công việc mà mỗi cơ quan quản lý phải chuyển lên cấp trên,tăng cường trách nhiệm của các địa phương, tạo điều kiện cho mỗi địa phương có toàn quyền quyết định tuy nhiên cũng cần phải có những báo cáo rõ ràng đối với các dự án phức tạp có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cả nước.
-Về công tác điều hành, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cần rà soát lại hệ thống văn bản từ khâu tạm ứng, thanh toán đến quyết toán vốn đầu tư nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư, đẩy mạnh công tác đôn đốc, kiểm tra,thanh tra các bộ, ngành, địa phương trong việc chấp hành các quy định về công tác quản lý đầu tư.
-Mỗi bộ, ngành, địa phương cần có tổ chức bộ máy thanh tra quyết toán vốn đầu tư bảo đảm cả số lượng và chất lượng.Thực hiện công tác này tốt sẽ tránh được tình trạng lãng phí, và thất thoát vốn của nhà nước.
-Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn định mức kinh tế- kỹ thuật, đơn giá hợp lý về xây dựng và sửa chữa công trình giao thông đường bộ.
+Bộ xây dựng và bộ giao thông vận tải cần ban hành hệ thống các định mức sử dụng các loại nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thi công, phương pháp xác định định mức, đơn giá tổng dự toán…
+Bộ tài chính cần ban hành các quy định về quy trình thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để có thể hướng dẫn thống nhất cho từng ban quản lý dự án, từng địa phương.
-Tăng cường trách nhiệm của các ban quản lý dự án:
+Xác định rõ trách nhiệm của các thành viên trong ban quản lý dự án trong đó có cán bộ kĩ thuật, cán bộ tài chính,…đảm bảo sao cho công trình được quản lý tốt nhất và gắn trách nhiệm của ban quản lý dự án với vốn được sử dụng và tiến độ cũng như chất lượng của công trình.
+Đảm bảo quản lý công trình theo giá dự toán công trình, thời gian xây dựng công trình phải hoàn thành theo thời gian đã được phê duyệt, xây dựng các quy chế hợp lý nhằm khen thưởng cũng như cảnh cáo đúng thời điểm với các ban quản lý dự án.
-Thực hiện tốt nguyên tắc quản lý theo ngành và lãnh thổ: xuất phát từ đặc điểm địa lý của nước ta nên áp dụng nguyên tắc quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ là rất quan trọng nhằm đảm bảo cho mỗi ngành và mỗi vùng phát huy toàn diện thế mạnh của mỗi vùng và ngành trong sự phát triển chung.
-Luôn luôn tiến hành cân đối nguồn vốn NSNN nhằm tiến hành phân bổ và cấp phát vốn một cách hợp lý dựa trên nhu cầu thực tế của từng vùng, từng địa phương, tăng cường đầu tư vào các khu vực nông thôn và các vùng khó khăn do các vùng này ít thu hút được các nguồn vốn khác vào đầu tư, xây dựng các con đường bê tông nối liền các vùng nhằm thực hiện tốt các chương trình xoá đói giảm nghèo của chính phủ.
-Tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông đường bộ: các thành phần tham gia đầu tư phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn về chất lượng công trình, đảm bảo các nguồn thông tin là minh bạch và đến được với mọi thành phần kinh tế.Làm tốt công tác này không chỉ giúp cho tốc độ phát triển hạ tầng giao thông đường bộ ngày càng nhanh hơn, ngày càng giảm gánh nặng cho nhà nước hơn mà qua đó ngày càng nâng cao các tiêu chuẩn kĩ thuật nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực từ đó mà vốn NSNN nhà nước được sử dụng để đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ có hiệu quả hơn.
2.4. Tăng cường công tác giám sát chất lượng, tiến độ xây dựng và thanh tra,kiểm tra tài chính đối với các dự án đường bộ. kiểm tra tài chính đối với các dự án đường bộ.
Đây là công tác đặc biệt quan trọng và có tác dụng trực tiếp trong việc thất thoát, lãng phí từ các công trình giao thông.Việc sử dụng tiết kiêm, đúng mức mục đích vốn NSNN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn NSNN cũng như chất lượng công trình là một tiêu chí quan trọng biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn NSNN.Một công trình nếu như xây dựng không đảm bảo chất lượng sẽ phải phá đi làm lại hay chi phí sửa chữa nó sẽ là rất lớn dẫn đến lãng phí vốn nghiêm trọng nên để đảm bảo chất lượng công trình và thực hiện đúng tiến độ của dự án thì công trình phải được tham gia giám sát chất lượng, đánh giá, thanh tra và kiểm tra thường xuyên.
Việc kiểm soát chặt chẽ, thanh toán vốn đầu tư đúng mục đích, đúng khối lượng hoàn thành sẽ góp phần tránh thất thoát lãng phí và cần phải có những giải pháp cụ thể:
-Thực hiện kiểm toán công trình giao thông đường bộ, nâng cao vai trò và tác dụng của công tác kiểm toán đối với quyết toán chính xác công trình giao thông. -Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức kĩ thuật, đơn giá xây dựng và sửa chữa công trình giao thông.
Công tác thanh tra tài chính cũng giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí thất thoát, phòng chống tham nhũng khi sử dụng vốn NSNN trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ.
-Tổ chức theo dõi thường xuyên việc theo dõi, nắm tình hình các dự án đầu tư công trình giao thông có vốn NSNN cũng như tình hình đầu tư xây dựng của các bộ, ngành, địa phương trong đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ.Việc theo dõi, nắm tình hình thực hiện từ xa đảm bảo thông tin kịp thời cho việc lập kế hoạch thanh tra hoặc tiến hành thanh tra đột xuất với các công trình thấy xuất hiện nhiều sai phạm.Việc thu thập, cập nhật thông tin thường xuyên từ các dự án nhằm tạo ra một kho thông tin, dữ liệu về tình hình thực hiện các dự án của nhà nước, khắc phục tình trạng bị động nhằm chủ động trong công tác thay đổi kế hoạch thanh tra hàng năm
cũng như trong việc thực hiện kế hoạch thanh tra.Vì vậy các cơ quan thanh tra của nhà nước cần có các phương pháp nắm tình hình thực tế của các dự án nhằm bảo đảm nguồn thông tin đồng bộ và hệ hông,cần bố trí cán bộ nắm những thông tin của từng dự án để có thể phối hợp giữa các bộ ngành, và các địa phương với nhau như ở Bộ kế hoạch đầu tư (vụ thẩm định và giám sát đầu tư,vụ quản lý đấu thầu…), bộ tài chính(vụ ngân sách, vụ đầu tư,kho bạc nhà nước), và bộ giao thông đường bộ, cục quản lý đường bộ…
-Tiến hành rà soát, kiểm tra lại danh mục đầu tư ở tất cả các bộ, ngành, địa phương đảm bảo các dự án có hiệu quả, nếu dự án đầu tư không còn khả thi nữa thì có thể loại bỏ tránh lãng phí vốn đầu tư của nhà nước.
-Đổi mới khâu kế hoạch thanh tra theo hướng vừa chủ động vừa linh hoạt và thường xuyên tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất.Lập kế hoạch hàng năm thanh tra vào các dự án trọng điểm để đảm bảo mục tiêu phát triển chung nhưng cũng không quên tiến hành thanh tra đột xuất các dự án nhỏ nhằm đảm bảo nguồn vốn của NSNN được thực hiện đúng dự án, đúng kế hoạch.
-Tiến hành thanh tra đúng nội dung cần thanh tra và đúng dự án cần phải thanh tra: khi tiến hành thanh tra cần xác định rõ nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời kỳ thanh tra, thời hạn thanh tra… tránh thanh tra dàn trải, thanh tra nhiều vào các nội dung không cần thiết, trên cơ sở đó xây dựng các phương án tổ chức thanh tra khoa học và bố trí lực lượng hợp lý để tiến hành thanh có hiệu quả và đúng mục đích thanh tra.Các công trình giao thông đường bộ là các dự án tương đối phức tạp nên nhiệm vụ thanh tra là rất nặng nề, phức tạp do đó nếu không chuẩn bị kĩ càng thì sẽ rất khó có thể tiến hành thanh tra có hiệu quả.
-Sau khi tiến hành thanh tra cần phải đưa ra được những kết luận và kiến nghị thanh tra chính xác, chặt chẽ, rõ ràng tránh tình trạng nể nang, tham nhũng vốn đầu tư của NSNN.Làm tốt công tác này có thể đưa ra được những quyết định và những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao chất lượng công trình.