Sửa đổi, bổ xung cơ chế, chính sác h.

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam (Trang 30 - 37)

II. Những giải pháp cụ thể.

1. Sửa đổi, bổ xung cơ chế, chính sác h.

1.1. Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh .

Doanh nghiệp tự chủ quyết định kinh doanh theo quan hệ cung cầu trên thị trường phù hợp với mục tiêu thành lập và điều lệ hoạt động. Xoá bỏ bao cấp đối với doanh nghiệp. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế. Ban hành Luật cạnh tranh để bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh, hợp tác bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật chung. Đối với DNNN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền cần có quy định kiểm soát giá và điều tiết lợi nhuận và cần tổ chức một số DNNN cùng cạnh tranh bình đẳng.

Nhà nước ban hành tiêu chí đánh giá hiệu quả và cơ chế giám sát DNNN.

Đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán, chế độ báo cáo, thông tin, thực hiện công khai hoạt động kinh doanh và tài chính doanh nghiệp.

- Về vốn: doanh nghiệp được tiếp cận và thu hút các nguồn vốn trên thị trường để phát triển kinh doanh, được chủ động giải quyết các tài sản dư thừa, vật tư hàng hoá ứ đọng.

Nhà nước có cơ chế để trong 5 năm 2001-2005 cơ bản tạo đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Không thu tiền sử dụng vốn ngân sách đi đôi với việc chuyển hình thức cấp vốn sang đầu tư vốn. Thí điểm thành lập công ty đầu tư tài chính nhà nước để thực hiện đầu tư và quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nghiên cứu ban

hành Luật sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh.

Doanh nghiệp được tự chủ trong việc phân phối và trích lập các quỹ từ lợi nhuận để lại theo khung quy định chung. Nhà nước có chính sách đối với những tài sản do doanh nghiệp đầu tư bằng vốn vay và đã trả hết nợ bằng nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận do chính tài sản đó làm ra theo hướng thực hiện hài hoà các lợi ích, phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục tái đầu tư phát triển.

- Về đầu tư: tăng thêm quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước trong quyết định đầu tư trên cơ sở đầu tư chiến lược, quy hoạch phát triển được phê duyệt.

- Về đổi mới, hiện đại hoá công nghệ: doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu đãi đối với người có đóng góp vào đổi mới công nghệ mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp; chi phí này được hạch toán vaò giá thành sản phẩm. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đoanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ.

- Về lao động, tiền lương: doanh nghiệp quyết định việc tuyển chọn lao động và chịu trách nhiệm giải quyết chế độ đối với người lao động do mình tuyển dụng không có việc làm bằng các nguồn kinh phí của doanh nghiệp; được tự chủ trong việc trả tiền lương và tiền thưởng trên cơ sở năng suất lao động và hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Về cán bộ quản lí doanh nghiệp: doanh nghiệp chủ động lựa chọn và bố trí cán bộ quản lý theo hướng chủ yếu là thi tuyển; cơ quan Nhà nước và tổ chức có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp. Nhà nước có cơ chế khuyến khích vật chất, tinh thần, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp .

-Về thanh tra, kiểm tra: hàng năm doanh nghiệp phải được kiểm toán, kết quả kiểm toán là căn cứ pháp lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý Nhà nước phải có trương trình thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với doanh nghiệp và thông báo trước cho doanh nghiệp. Cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh tra khi doanh nghiệp đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thanh tra kiểm tra.

1.2 Đối với doanh nghiệp hoạt động công ích.

Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ mà Nhà nước ra quyết định quy mô tổ chức, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp công ích.

Chuyển từ cơ chế cấp vốn, giao nhiệm vụ sang cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu thực hiện sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhà nước có chính sách ưu đãi

đối với các sản phẩm và dịch vụ công ích, không phân biệt loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế. Nhà nước cấp đủ vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Thực hiện cơ chế quản lý doanh nghiệp, tiền lương và thu nhập trên cơ sở khối lượng, chất lương sản phẩm, dịch vụ mà Nhà nước giao hoặc đặt hàng. Doanh nghiệp công ích cũng phải thực hiện hạch toán.

1.3 Giải quyết lao động dôi dư và nợ không thanh toán được.

- Bổ xung cơ chế, chính sách đối với lao động dôi dư trong sắp xếp, cơ cấu lại DNNN.

Doanh nghiệp phải rà soát và xây dựng đúng định mức để xác định số lượng lao động cần thiết. Lao động dôi dư được doanh nghiệp tạo điều kiện đào tạo lại hoặc nghỉ việc hưởng nguyên lương một thời gian để tìm việc; nếu không tìm được việc thì được nghỉ chế độ mất việc theo quy định của Bộ Luật Lao Động. Bổ sung sửa đổi một số chính sách cụ thể đối với người lao động dôi dư có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi. Chính phủ bố trí nguồn kinh phí để giải quyết chính sách cho số lao động dôi dư.

Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động theo hướng cho phép áp dụng chế độ mất việc đối với số lao động dôi dư tại thời điểm giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê DNNN. Khẩn trương bổ sung chính sách bảo hiểm xã hội; ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động cùng đóng góp.

- Xin xử lý nợ không thanh toán được .

Chính phủ quy định biện pháp giải quyết dứt điểm các khoản nợ không có khả năng thanh toán cuả doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước và ngân hàng, đồng thời có giải pháp để ngăn ngừa sự tái phát. Thành lập công ty mua bán nợ và tài sản của doanh nghiệp nhà nước để xử lý nợ và tài sản không cần dùng, tạo điều kiện lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp.

2. Tiếp tục thực hiện các hình thức đổi mới và sắp xếp lại DNNN.

Trong thời gian trước mắt cần tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả của các tổng công ty Nhà nước, đẩy mạnh cổ phần hoá và sáp nhập, khoán, cho thuê, giao, bán, giải thể, phá sản, các DNNN quy mô nhỏ, thua lỗ kéo dài không cổ phần hoá được và Nhà nước không cần nắm giữ, đổi mới nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý doanh nghiệp. Hai giải pháp về cổ phần hoá và đổi mới quản lý doanh nghiệp là hai giải pháp lớn, còn nhiều vấn đề phải bàn luận nên sẽ đề cập chi tiết ở những

phần sau. Trong phần này chỉ xin bàn đến việc phát triển các tổng công ty Nhà nước và việc sáp nhập, khoán, cho thuê, giao bán, giải thể, phá sản các doanh nghiệp:

2.1. Về thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê, sát nhập, giải thể, phá sản DNNN.

Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn Nhà nước dưới 5 tỷ đồng,Nhà nước không cần nắm giữ và không cổ phần hoá được, tuỳ thực tế của từng doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định một trong các hình thức: giao,bán khoán kinh doanh, cho thuê. Khuyến khích DNNN đã giao, bán, được chuyển thành công ty cổ phần của người lao động. Sát nhập, giải thể, phá sản những DNNN hoạt động không hiệu quả, nhưng không thực hiện được các hình thức nói trên .

Sửa đổi, bổ sung Luật phá sản doanh nghiệp theo hướng người quyết định thành lập doanh nghiệp có quyền đề nghị tuyên bố phá sản .

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người lao động và toàn bộ xã hội đối với chủ trương cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh , cho thuê, giải thể, phá sản DNNN.

2.2. Về việc thực hiện đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty Nhà nước ; hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh.

- Tổng công ty Nhà nước phải có vốn điều lệ đủ lớn (tối thiểu là 500 tỷ VNĐ), có thể huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó vốn Nhà nước là chủ yếu; thực hiện kinh doanh đa ngành, có ngành chính chuyên sâu; có liên kết giữa các đơn vị thành viên về sản suất, tài chính, thị trường...: có trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến,năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Để quá trình sắp xếp diễn ra đúng định hướng, cần rà soát lại các quá trình tổng công ty hiện có. Xác định ngành nào lĩnh vực nào cần có tổng công ty Nhà nước thì tập trung kiện toàn và phát triển; những

ngành, những lĩnh vực không cần có tổng công ty Nhà nước hoặc tổng công ty không hội đủ những điều kiện về quy mô trình độ công nghệ quản lý, sức cạnh tranh của sản phẩm thì nên sáp nhập.

Hoàn thành việc sắp xếp các tổng công ty Nhà nước hiện có nhằm tập trung hơn nữa nguồn lực để chi phối được những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; làm lực lượng chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô; làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Những ngành, lĩnh vực, sản phẩm cần tổ chức tổng công ty nhà nước: khai thác, chế biến , cung ứng than, các khoáng sản quan trọng; luyện kim; cơ khí chế tạo; sản xuất xi măng; bưu chính; viễn thông; điện tử; hàng không; hàng hải; đường sắt; hoá chất và phân hoá học; sản xuất một số hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng; hoá dược; xây dựng; kinh doanh bán buôn lương thực; ngân hàng; bảo hiểm....

Trong từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của nền kinh tế cần có sự điều chỉnh phù hợp. Những tổng công ty đang hoạt động không có đủ các yêu cầutrên sẽ được sắp xếp lại. Thí điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng việc thực hiện chuyển tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ -công ty con, trong đó tổng công ty đầu tư vốn vào các doanh nghiệp thành viên là những công ty trách nhiệm hưũ hạn một chủ (tổng công ty) hoặc là công ty cổ phần mà tổng công ty giữ cổ phần chi phối. Công ty con được công ty mẹ đầu tư vốn, chịu sự ràng buộc của công ty mẹ tuỳ theo tỷ lệ đầu tư vốn, tài sản, vị thế của công ty mẹ thông qua Điều lệ Tổ chức và Hoạt động và Quy chế Tài chính. Thực hiện hạch toán kinh tế ở hai cấp, ở mỗi cấp hạch toán, doanh nghiệp đều có pháp nhân đầy đủ. Ngoài ra, tổng công ty có thể đầu tư vào các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.

Tổng công ty 100% vốn nhà nước phải có hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu tại tổng công ty, nhận và chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị:

Trình Thủ tướng Chính phủ (hoặc bộ trưởng , chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) xem xét quyết định: chủ trương thành lập , chia tách, sát nhập, chuyển đổi sở hữu, giải thể đơn vị thành viên; ban hành điều lệ mẫu; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật chủ tịch, uỷ viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc; phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển trung hạn, dài hạn của tổng công ty, các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền Chính phủ phê duyệt .

Quyết định bổ nhiệm phó tổng giám đốc, kế toán trưởng, thông qua việc bổ nhiệm giám đốc thành viên để tổng giám đóc ra quyết định; quyết định và chịu trách nhiệm về các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo chiến lược, quy hoạch , kế hoạch đã được phê duyệt và các phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh , biên chế bộ máy quản lý tổng công ty; quyết định kinh doanh, biên chế bộ máy quản lý tổng công ty; quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế .

Kiểm tra, giám sát tổng giám đốc, giám đốc đơn vị thành viên trong việc sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và thực hiện nghị quyết của hội đồng quản trị.Ban Đổi mới và phát triển Doanh nghiệp đã đề nghị Chính phủ thí điểm cơ chế tổng giám đốc do hội đồng quản trị tuyển chọn và ký hợp đồng với sự cáp thuận của cơ quan hành chính có thẩm quyền. Nếu tổng công ty hoạt động không có hiệu quả sau hai năm, thì tổng giám đốc sẽ bị miễn nhiệm và phải chịu trách nhiệm, về vật chất và pháp luật nếu có quyết định sai trái.

Chính phủ quy định tiền lương, chế độ tiền thưởng cho hội đồng quản trị gắn với hiệu quả hoạt động của công ty.

- Hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế ,kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính, chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất lớn vốn, hoạt đông cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cac và quản lý hiện đại, có sự gắn kết trực tiếp, chặt chẽ giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh . Thí điểm hình thành tập đoàn kinh tế trong mọt số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng

phát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng ...

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)