V. Tổ chức thi công lớp mặt BTN(dày 7 cm).
3. Tính toán lượng vật tư cần dữ trữ:
Dự trữ vật tư gồm 3 loại dữ trữ là dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm và dữ trữ đặc biệt.
Dự trữ thường xuyên: Là lượng vật liệu cần thiết để đảm bảo thi công được liên tục trong thời gian giữa 2 đợt nhập vật tư.
Công thức tính: Vtx = Vn * N Trong đó:
• Vn là lượng vật tư cần thiết cho 1 ca làm việc.
• N là số ngày giãn cách giữa 2 đợt nhập vật tư N = 10 ngày.
Dự trữ bảo hiểm: Là lượng vật liệu cần thiết phải đảm bảo trong quá trình thi công để thi công tiến hành được liên tục trong trường hợp tiến độ
cung cấp vật tư bị phá vỡ do khó khăn về vận chuyển hay do đơn vị cung cấp không đảm bảo hợp đồng.
Công thức tính: Vbh = Vn * Nbh Trong đó:
• Vn - là lượng vật tư cần thiết cho một ca làm việc.
• Nbh - là số ngày bị trở ngại lấy: Nbh = 5 ngày.
Dự trữ đặc biệt: Là lượng vật liệu cần thiết để thoả mãn yêu cầu thi công cho một loại vật liêu nào đó trong thời kỳ nghiệm thu bốc dỡ, phân loại.
Công thức tính: Vđb = Vn * Nđb Trong đó:
• Vn - là lượng vật tư cần thiết cho 1 ca làm việc.
• Nddb - là số ngày làm công tác chuẩn bị, nghiệm thu, bốc dỡ. Lấy Nđb = 5 ngày.
* Lượng vật liệu lớn nhất cần dự trữ:
VMAX = Vtx + Vbh + Vđb = (10 + 5 + 5 )*Vn = 20 *Vn
* Lượng vật liệu nhỏ nhất cần dự trữ:
VMIN = Vbh + Vđb = ( 5 + 5 )*Vn = 10 *Vn
Thống kế khối lượng và chủng loại vật tư yêu cầu